Đảo Hashima từng là thánh địa khai thác than trên biển, là đại diện rõ nét cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản. Mitsubishi đã mua hòn đảo này vào năm 1890 và bắt đầu khai thác than từ các mỏ dưới biển
Bắt đầu từ những năm 1930 và cho đến khi hết Thế chiến thứ hai, các quân nhân Hàn Quốc và tù nhân chiến tranh Trung Quốc bị buộc phải làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt và đối xử tàn bạo tại cơ sở của Mitsubishi như những người lao động cưỡng bức của Nhật Bản. Trong thời gian này, ước tính có khoảng 1.300 người lao động từng nhập ngũ đã chết trên đảo do tai nạn dưới hầm, kiệt sức và suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, khi trữ lượng than bắt đầu cạn kiệt và các năng lượng khác bắt đầu thay thế than, hòn đảo này đã buộc phải đóng cửa và những người sinh sống tại đây cũng rời đi. Sau đó, đảo Hashima đã bị bỏ không trong gần ba thập kỷ, trở nên hoang tàn đổ nát, càng làm gia tăng sự ma mị đáng sợ. Hashima trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim Đảo địa ngục do Hàn Quốc sản xuất năm 2017, đưa nó trở thành “địa danh bị ma ám” nổi tiếng nhất tại Nhật Bản.
Từ năm 2005, chính quyền thành phố Nagasaki đã thực hiện cải tạo và khôi phục một số khu vực nhằm khai thác du lịch. Vào tháng 7/2015, UNESCO chính thức công nhận đảo "chiến hạm" là một di sản văn hóa thế giới. Đó là sự ghi nhận xứng đáng cho một địa điểm gắn với lịch sử thời đại công nghiệp và sản xuất.