Con người biết mặc quần áo, ‘tạm biệt’ trần trụi từ khi nào?

Theo các nhà khảo cổ học, bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Một vài bằng chứng khác thì được tìm thấy ở Schöningen, Đức, liên quan tới lời người Homo heidelbergensis. Những bằng chứng khảo cổ ở đây cho thấy ít nhất là từ 400 nghìn năm trước, loài người đứng thẳng đã biết cách xử lý những tấm da để biến chúng thành đồ mặc lên người.

Để tìm hiểu về nguồn gốc quần áo, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đặc biệt bằng việc nghiên cứu chấy rận. Chúng ta biết có hai loại chấy rận sống trên người: loại sống trên đầu và loại sống trên cơ thể. Loại thứ hai thường sống trong quần áo, vì vậy việc nghiên cứu chúng có thể cung cấp thông tin quan trọng về thời điểm con người bắt đầu mặc quần áo.

Một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy rận bám trên quần áo đã đột biến từ loài chấy sống trên tóc người từ khoảng 170.000 năm về trước. Con số này, nếu suy luận ra, cũng đồng nghĩa với thời điểm đầu tiên con người mặc quần áo từ những chất liệu khác nhau, chứ không chỉ là những tấm da mặc trên người để giữ ấm cơ thể.

@nhanlucnhantai Con người biết mặc quần áo, 'tạm biệt' trầ.n trụ.i từ khi nào? #nlntv #connguoi #totienloainguoi #khamphaconnguoi #loainguoi ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt
Ban Media