Tranh cãi về Trần Thủ Độ: Kẻ cướp ngôi hay khai quốc công thần?

Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) ở tỉnh Thái Bình ngày nay. Ông là một trong những nhân vật quan trọng nhất của dòng họ Trần (Đông A) trong giai đoạn sơ khởi.

Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) ở tỉnh Thái Bình ngày nay. Ông là một trong những nhân vật quan trọng nhất của dòng họ Trần (Đông A) trong giai đoạn sơ khởi.

Trần Thủ Độ là người có bản lĩnh chính trị và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, quả quyết theo ý chí của mình, ít khi để cho tình cảm sai khiến. Ông là người luôn đặt lợi ích của dòng họ Đông A lên trên.

Với chiến công oanh liệt đánh bại quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258) và câu nói bất hủ, thể hiện ý chí anh hùng: "Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo", Trần Thủ Độ được nhiều người tôn sùng như một vị anh hùng bất khuất, tài năng, quả cảm.

Nhưng trước khi trở thành Thái Sư của nhà Trần, thì Trần Thủ Độ cũng lại là quan dưới triều Lý Huệ Tông. Vậy nên với nhà Lý, hành động của ông không khác gì nghịch thần với việc cướp ngôi. Trần Thủ Độ là người thực hiện thành công ý tưởng đoạt ngôi vua triều Lý về tay triều Trần. Nếu xem chuyện Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh là một bộ phim, thì Trần Thủ Độ chính là biên kịch và đạo diễn của bộ phim ấy vậy.

Bên cạnh đó, những hành động như ép chết Lý Huệ Tông, phế truất Lý Chiêu Hoàng và tận diệt tôn thất nhà Lý của Trần Thủ Độ vẫn khiến nhiều người lên án.

Có thể coi Trần Thủ Độ là một chiếc gạch nối quan trọng giữa hai triều đại. Đánh giá về ông xưa nay vẫn có nhiều cách luồng nhìn nhận khác nhau; nhưng không thể phủ nhận được công lao to lớn của ông với Vương triều Trần và nhà nước Đại Việt.

Bích Liên, Duy Nguyễn