Thời kỳ đấu chiến tranh ở một số nước trong chống chiến tranh công nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc (Phần 2 và hết)

Trong cuộc chiến tranh Ápganixtan, tuy bị bất ngờ sau sự kiện ngày 11 tháng 9, song Mỹ vẫn tận dụng được các lợi thế do sử dụng các hoạt động phối hợp chính trị, kinh tế và ngoại giao để buộc nhiều nước trên thế giới ủng hộ Mỹ, cả Liên hợp quốc.

58050343-7-1629127844588-1674013450.png
Vị trí chiến lược của Ápganixtan.

Thời kỳ đầu chiến tranh Ápganixtan

Mỹ cũng đã tập hợp được 36 nước và các tổ chức tham chiến bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau dưới ngọn cờ “chống khủng bố”. Các liên minh gồm hai nhóm: Nhóm thứ nhất là các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo, có trách nhiệm san sẻ gánh nặng tham chiến, hoặc chấp nhận cho Mỹ mượn lãnh thổ làm bàn đạp; nhóm thứ hai là Liên minh phương Bắc chống Taliban do Mỹ tạo dựng ngay trong lòng Ápganixtan. Mỹ thực hiện chiến lược tối ưu là kết hợp mọi yếu tố từ kích động nổi dậy đến cung cấp vũ khí cho người nổi dậy.

Để tiến hành chiến tranh, Mỹ huy động 55.000 quân dự bị, đặt lực lượng máy bay tiêm kích tại 26 căn cứ quân sự trong nước và nước ngoài trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, điều bốn tàu sân bay cơ động đến vùng Vịnh, biên Arập, vịnh Pécxích và biển Địa Trung Hải bao quanh Ápganixtan. Lực lượng tác chiến đặc biệt và tất cả vũ khí hủy diệt có độ chính xác cao đều được đưa vào sử dụng. Các căn cứ quân sự Mỹ với hàng trăm máy bay, tàu chiến và hàng nghìn binh lính đang đóng ở Baren, Côoét, Arập Xêút Oman, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, đảo Điêgô Gaxia cũng được lệnh sẵn sàng tham chiến. Căn cứ xuất phát tiền công chủ yếu là từ các tàu hải quân đang đóng trên biển. Các nước Arập Xêút, Pakixuan, Udơbêkixtan, Tátgikixtan,... chỉ cho Mỹ sử dụng hạn chế một số sân bay của họ.

Trong kế hoạch chiến tranh, Mỹ và đồng minh, chủ yếu là Anh vẫn tận dụng và phát huy tối đa ưu thế của vũ khí công nghệ cao nhằm trước hết phá vỡ hệ thống tổ chức chỉ huy, kiểm soát và trinh sát của lực lượng Taliban. Quan điểm chiến lược và xuyên suốt trong cả cuộc chiến tranh là dùng hỏa lực thay cho sinh lực, làm “mềm chiến trường” bằng các đòn hỏa lực từ trên không, trên biển và trên bộ với cường độ cao, quyết liệt ngay từ đầu và dài ngày, đến khi đạt được mục đích để ra thì mới đưa lực lượng bộ binh vào để giải quyết nhiệm vụ còn lại ở chiến trường. Mỹ sử dụng rất thận trọng lực lượng bộ binh nhằm hạn chế thấp nhất thương vong cho binh sĩ, bởi đây là điểm rất nhạy cảm đối với người dân Mỹ. Như vậy, lực lượng bộ binh Mỹ không tham gia ngay từ đầu chiến tranh.

Về phương pháp tác chiến, giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Mỹ tập trung hỏa lực các loại từ trên không như tên lửa hành trình Tômahốc, máy bay ném bom chiến lược và máy bay tiêm kích tiến công đồng loạt vào các mục tiêu cố định của Taliban và An Kêda như căn cứ huấn luyện, trại lính, trận địa phòng không, tên lửa, xe tăng, pháo binh và các cơ sở chính trị kinh tế ngay tại Thủ đô Cabun. Giai đoạn tiếp theo tiến công bất kỳ mục tiêu di động nào nhằm ngăn lực lượng Taliban và An Kêda di chuyển vị trí sau các đợt tiến công đầu tiên và tiêu diệt Bin Laden vì y thường xuyên di chuyển chỗ trú ẩn, đồng thời tạo ra cuộc chiến tranh tâm lý gây áp lực buộc Taliban phải đầu hàng và giao nộp Bin Laden. Mỹ đã thực hiện thủ đoạn và ý đồ chiến thuật là trong thời gian ngắn phá hủy toàn bộ cơ sở thông tin, giao thông pháo phòng không trạm radar của Ápganixtan, khiến giới quân sự Taliban không thể chỉ huy được các đơn vị quân đội, pháo cao xạ và tên lửa để bắn trùng máy bay Mỹ. Chi năm ngày không kích đầu tiên, Mỹ đã phá hủy 85% mục tiêu dự định, vì thế về cơ bản đã nắm được quyền kiểm soát trên không và tiếp tục tăng cường tiến công quân sự, dùng hỏa lực chi viện trực tiếp cho Liên minh phương Bắc tạo đường cho các lực lượng đối lập khác... Các đòn tiến công được thực hiện mãnh liệt, kiên quyết và liên tục với cường độ cao, kể cả trong tháng ăn chay của người Hồi giáo.

ohdpt2-1674014480.jpg
Tômahốc được coi là một trong những vũ khí đáng sợ nhất của Mỹ.

Về sử dụng lực lượng và cách tiến hành đòn đánh từ trên không, nhìn chung, Mỹ vẫn tuân thủ nguyên tắc tác chiến lợi dụng khả năng của vũ khí công nghệ cao đánh từ xa, từ độ cao an toàn nhằm giảm đến mức thấp nhất thương vong cho binh lính Mỹ. Các đòn đánh mãnh liệt được thực hiện liên tục ngay từ đầu; xuất phát từ các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài từ các tàu sân bay ở các vùng biển. Những cuộc tiến công đầu tiên bằng tên lửa hành trình, máy bay ném bom chiến lược B-52 B-1, B-2 được xuất phát từ các căn cứ quân sự trên đất Mỹ, từ các tàu sân bay của Mỹ và các tàu ngầm của Anh ở vùng biển Arập, từ các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Điêgô Gaxia ở Ấn Độ Dương. Còn trong những cuộc tiến công tiếp theo, Mỹ đã mượn thêm căn cứ quân sự và không phận của các nước láng giềng với Ápganixtan như Pakistan, Udơbêkixtan... Sau khi biết rõ lực lượng phòng không của Taliban hầu như hoàn toàn tê liệt, Mỹ đã sử dụng chủ yếu may bay B-52, AC-130, tiêm kích và trực thăng vũ trang bay ở độ cao trung bình và thấp tiếng công các mục tiêu nhằm tăng độ chính xác và uy lục đánh tức thành trình được hạn chế tối đa để giảm chi phí chiến tranh thi ngay khi phát hiện được mục tiêu. Việc sử dụng tên lửa hành trình được hạn chế tối đa để giảm chi phí chiến tranh.

Việc kết hợp tác chiến với chiến tranh điện tử và chiến tranh tâm lý được thực hiện ngay từ thời đấu chiến tranh. Có thể thấy đây thực sự là cuộc chiến tranh diễn ra trên tất cả các mặt trận chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế,..., “không chỉ bằng súng đạn mà bằng cả bơ sữa". Dù đã xác định phải chấp nhận cuộc chiến chống khủng bố có thể kéo dài và có sự tổn thất, song trên thực tế Mỹ đã thành công trong kết hợp tiến công bằng những đòn chiến lược tổng hợp. Cuộc tiến công của Mỹ vào những căn cứ quân sự và lực lượng quân sự của Taliban luôn được kết hợp chặt chẽ với các hoạt động đánh phá đài phát thanh và truyền hình, thả truyền đơn kích động binh lính, thả máy thu thanh, hàng cứu trợ cho nhân dân. Cùng với việc đánh vào tinh thần, tư tưởng binh lính An Kêđa và người dân Ápganixtan... nhằm gây mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ, Mỹ còn thực hiện thành công chiến dịch phong tỏa tài sản của Bin Laden và cô lập chính quyền Taliban với thế giới.

Thành công của các đòn đánh từ trên không ngay từ thời kỳ đầu chiến tranh đã tạo thuận lợi lớn cho Mỹ khi đưa lực lượng bộ binh vào để giải quyết nhiệm vụ còn lại ở chiến trưởng. Song ngay cả đối với các đòn đánh trên bộ cả 16 sư đoàn bộ binh và lính thủy đánh bộ Mỹ đều không hề được đẩ động đến, chỉ có 300 lính biệt kích được sử dụng để truy lùng Bin Laden, bởi Mỹ đã thành công trong việc thực hiện dùng người bản xứ đánh người bản xứ. Lợi dụng tổ chức quân sự Liên minh phương Bắc gồm toàn người Ápganixtan để làm lực lượng xung kích, công cụ chủ yếu tiến hành đánh chiếm, giữ đất và tiêu diệt Taliban, nên suốt mấy tháng chiến tranh ác liệt, quân Mỹ thương vong không đáng kể, trong khi quân của Liên minh phương Bắc bị tổn thất rất nặng nề, kể cả bị bom Mỹ sát hại, Mỹ cũng đã thiết lập các căn cứ quân sự gần Ápganixtan nhờ mượn được lãnh thổ các nước xung quanh để chi vận tối đa và kịp thời về hỏa lực cho Liên minh phương Bắc tận dụng sử thông thạo địa hình, quen đối tượng tác chiến, được người dân chấp nhận của lực lượng này nhằm đánh phá mãnh liệt vào các khu vực quân Taliban chiếm giữ. Thủ đoạn từng bước thiết lập và di chuyển các căn cứ của lực lượng đặc nhiệm Mỹ trên đất Ápganixtan khi Liên minh phương Bắc làm chủ được chiến trường đã bảo đảm cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ không bị tập kích bất ngờ và sẵn sàng truy lùng Bin Laden.

capture-1629128675305-1674014564.jpg
Các tay súng Taliban diễu hành trên đường phố Cabun năm 2001.

Về phía Taliban và An Kêđa, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại nhanh chóng là do chưa được quốc tế công nhận về mặt chế độ nhà nước, và cũng chưa thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Trước khi xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 tại Mỹ, chính quyền Taliban mới chỉ được các nước Arập Xêút, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Pakixtan công nhận và lập quan hệ ngoại giao. Khi nổ ra chiến tranh, Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất cắt quan hệ ngoại giao, chỉ còn Pakixtan quan hệ trên danh nghĩa cho nên Taliban đã phải chiến đấu quá đơn độc không được một nước nào ủng hộ, giúp đỡ. Tiềm lực quân sự, kinh tế sau đòn tập kích đường không chiến lược của Mỹ ngay từ thời kỳ đấu chiến tranh đã gần như bị tê liệt hoàn toàn. Tài sân của Bản Laden ở nước ngoài thì bị phong toả. Chính bản thân người dân Ápganixtan cũng không ủng hộ chính quyền Taliban chống Mỹ, bởi đây là chế độ cực kỳ hà khắc với các đường lối, chính sách cực đoan.

Trong so sánh lực lượng với Mỹ thì rõ ràng tiềm lực quân sự của Ápganixtan quá yếu. Vũ khí trang bị của họ chủ yếu là có từ trước khi Taliban lên cầm quyền, nhỏ Mỹ cùng một số nước giúp đỡ và thu được của chế độ cũ để lại, không được bổ sung mua sắm nên dần dần xuống cấp và bị tiêu hao. Lực lượng vũ trang thực chất mới chỉ là tập hợp đội quân của các bộ tộc, bộ lạc mà thành, tổ chức không chặt chẽ, kỷ luật lỏng lẻo, luật lệ hà khác, sự đoàn kết thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới không cao, không đồng tâm hiệp lực đánh Mỹ. Vốn đang ở trình độ tác chiến du kích, vũ khí trang bị lại kém nên quân đội Taliban không có khả năng chống trả được vũ khí công nghệ cao của Mỹ thậm chí không đủ phương tiện để quan sát, phát hiện mà phỏng tránh. Khi máy bay Mỹ hạ độ cao đánh phá để bảo đảm độ chính xác và kịp thời thì rất ít hỏa lực đánh trả. Ngụy trang nghị bình, bảo toàn lực lượng quá kém nên chỉ vài ngày tiến công của Mỹ vũ khí phòng không, vũ khí nặng của Taliban gần như đã bị tê liệt hoàn toàn. Chỉ sau mấy ngày đầu cuộc chiến tranh. quân đội Taliban đã đào ngũ cả tập thể lớn sang Liên minh phương Bắc và cuối cùng đã nhanh chóng đầu hàng không điều kiện khi bị bao vây ở Cabun, Candaha.

file-20210304-24-8g7fpg-1629128753269-1674013570.jpg
Không áo váy, phụ nữ Ápganixtan phải trùm khăn kín người khi Taliban lên nắm quyền.

Trong cuộc chiến tranh Irắc năm 2003, Mỹ đã tiến hành chuẩn bị rất chu đáo, trước hết là chiến tranh thông tin. Mỹ liên tục sử dụng các phương tiện tình báo để nghiên cứu xác định các mục tiêu của Irắc. Nhiều tháng trước khi cuộc chiến tranh xảy ra, Mỹ đã đưa các nhân viên tình báo thâm nhập Irắc dưới danh nghĩa thanh sát vũ khí để thu thập thông tin về khả năng quân sự của Hútxen. Bằng nhiều phương tiện thu thập tin tức, Mỹ sớm dự đoán Irắc không có khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, nên gấp rút thúc đẩy cuộc chiến tranh. Để bảo đảm tính hiệu quả của các cuộc hành quân, không kích và đổ bộ tấn công chiếm lĩnh mục tiêu, liên quân Mỹ - Anh phải lấy chỗ dựa chủ yếu là sự chính xác của thông tin tình báo, nhất là tình bảo qua vệ Chính vì vậy, Mỹ đã tăng cường khả năng của hệ thống định vị toàn cầu GPS (mỗi hệ thống gồm 24 vệ tinh) và phóng thêm một vệ tinh tình báo mới trị giá 200 triệu USD vào vũ trụ chín ngày trước khi cuộc chiến nổ ra. Thực tế cuộc chiến tranh cho thấy, các vệ tinh của Mỹ đã góp phần tăng cường khả năng liên lạc hiệp đồng tác chiến giữa các trung tâm chỉ huy chiến tranh với tư lệnh chiến trường giúp định vị chính xác mục tiêu để tiêu diệt và tự hạn chế thương vong, tiếp sóng phục vụ máy bay trinh sát không người lái, dự báo thời tiết và phát hiện tên lửa đối phương. Cuộc chiến ở Irắc lần này là sự thử nghiệm tác dụng và hiệu quả chiến thuật mới của Mỹ về phát huy cao độ chiến tranh thông tin giành lợi thế quyết định trên chiến trường.

Chiến tranh tâm lý được đặc biệt coi trọng ngay từ đầu. Trước khi gây chiến, Mỹ đã liên tục huy động các loại phương tiện tiến hành chiến tranh tâm lý trên mọi lĩnh vực, rải xuống lãnh thổ Irắc 43,8 triệu truyền đơn các loại có nội dung tuyên truyền kích động, đe dọa, bôi nhọ chế độ của Tổng thống Sađam Hútxen, kêu gọi người dân nổi dậy chống chế độ. Đây cũng là cuộc chiến mà Mỹ đưa vào chiến trường một lực lượng phóng viên cao kỷ lục, với hơn 550 phóng viên bám theo đội hình hành quân của Mỹ trên tất cả các hướng tiến công. So với tất cả các cuộc chiến tranh khác, đây là cuộc chiến tranh có sự quán chế và kiểm duyệt thông tin mạnh nhất nhằm hạn chế phóng viên đưa các thông tin bất lợi đối với liên quân. Thực tế cho thấy, các hình ảnh về tổn thất của liên quân hầu như không xuất hiện mà ngược lại, hình ảnh liên quân tiêu diệt các mục tiêu hằng ngày, hằng giờ được đăng tài rất rầm rộ. Việc tung thông tin về những thắng lợi của liên quân trở thành "loại bom có sức công phá rất lớn” góp phần làm đối phương nhanh tróng bị tan rã, nhụt ý chí chiến đấu, mất lòng tin với nhân dân. Về bảo đảm hậu cần, rút kinh nghiệm cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, trong cuộc chiến tranh Irắc lần này Mỹ đã áp dụng chiến thuật mới, tính toán kế hoạch cải tiến bảo đảm hậu cần với ba yếu tố là “xác định chính xác các chủng loại hậu cần thiết yếu với số lượng chính xác và vào thời điểm chính xác”, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí hậu cần. Cùng với sử dụng lực lượng vận tải quân sự, Mỹ đã thành công trong việc động viên lớn các phương tiện vận tải dân sự tham gia vận chuyển binh lính hậu cần phục vụ các chiến dịch. Do đã tính đến khả năng này từ trước, nên luật pháp Mỹ đã quy định tất cả các tàu dân sự phải có thiết kế tốc độ đạt 26 hải lý/giờ, bằng tốc độ tiêu chuẩn của tàu chiến, để sẵn sàng phục vụ chiến tranh. Mặt khác do huy động được các nước đồng minh như Côoét Ôman, Cata và sự ủng hộ không công khai của Arập Xêút, Mỹ đã giải quyết những khó khăn quan trọng về hậu cần bằng cách dẫn các nguồn cung cấp và trang thiết bị chiến đấu chủ yếu bằng đường biển ngay từ tháng 6 năm 2002. Ai Cập đã cho Mỹ qua lại tự do trên kênh đào Xuyê. Gioócđani bí mật cho Mỹ hoạt động ở phía nam và sử dụng không phận. Ixraen cho phép Mỹ sử dụng không phận và chuyển vào thế phòng thủ trong thời kỳ đấu chiến tranh. Riêng Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép Mỹ tạo ra mặt trận phía bắc hoặc sử dụng các căn cứ của nước này, làm cho Mỹ gặp không ít khó khăn.

chien-tranh-iraq-04-1521638331888986668946-1674013694.jpg
Hình ảnh này đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh mang tính chất xâm lược do Mỹ phát động. Bức tượng của Tổng thống Sađam Hútxen ở thủ đô Bátđa bị giật đổ vào ngày 9/4/2003.

Về lực lượng, khi bắt đầu chiến tranh, lực lượng quân Mỹ gồm 250.000 binh sĩ lực lượng quân Anh gồm 45.000 binh sĩ lực lượng của các nước khác có Cộng hòa Séc với 450 binh sĩ (trong đó có 50 binh sĩ người Xlôvakia), Ôxtrâylia có 2.000 bình sĩ, Tổng lực lượng tham chiến của Mỹ và liên quân gồm 297 450 binh sĩ. Về chất lượng, binh sĩ Mỹ và Anh vốn thuộc quân đội nhà nghề, được huấn luyện tốt hơn và trang bị đầy đủ hơn, linh hoạt hơn, có ưu thế kỹ thuật trên mọi phương diện. Hầu hết các phương tiện chiến tranh như chỉ huy, quản lý, thông tin liên lạc tình báo, trinh sát so với cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã được cải tiến vượt bậc. Từ ngày 20 tháng 3, Mỹ và Anh bắt đầu cuộc tấn công Irắc. Đến ngày 9 tháng 4, không quân Mỹ - Anh đã thực hiện 34.000 phi vụ ném bom, 13.000 phi vụ tấn công 6850 chuyến bay tiếp dầu, 6.500 chuyên bay vận tải, bắn khoảng 750 tên lửa hành trình...

Về cách đánh, ngay từ đầu Mỹ đã chiếm ưu thế toàn bộ trên không đồng thời sử dụng bộ binh tiến công kiểu “cuốn chiếu”, nghĩa là lực lượng bộ binh Mỹ - Anh tiến công buộc Irắc phải bộc lộ lực lượng, để cho lực lượng không quân và tên lửa Mỹ đánh phá nhằm tiêu hao và giảm mối đe dọa từ phía Irắc đối với bộ binh. Trong thành phố, Mỹ áp dụng chiến thuật chia cắt các thành phố bằng cách sử dụng các trục đường chính và khu vực trung tâm chứ không tìm cách chiếm các khu vực lớn. Tác chiến trên bộ được kết hợp và yểm trợ của tác chiến trên không nên kết quả tác chiến hoàn toàn nghiêng về phía có lợi cho Mỹ - Anh. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, tính đến ngày 10 tháng 4, chỉ có 105 binh sĩ Mỹ bị chết, 7 người bị bắt làm tù binh và 8 người mất tích; trong khi đó Irắc có 2.320 binh sĩ bị chết (Bộ Thông tin Irắc công bố tỉnh đến ngày 3 tháng 4, có 1.252 binh sĩ Mỹ - Anh bị chết và 5.103 bị thương).

Tuy giành được chiến thắng nhanh ngay từ đầu chiến tranh, nhưng tại cuộc chiến này vẫn cho thấy liên quân bộc lộ một loạt hạn chế. Về mặt tinh thần, binh lính dường như chưa được rèn luyện, thử thách tốt, dẫn đến việc mất tỉnh thần khi đối mặt với tình huống phức tạp, thậm chí bắn nhầm lẫn nhau hoặc bắn nhầm vào dân thường. Các tên lửa phòng không Patriot của Mỹ chưa được thử nghiệm kỹ lưỡng. Hệ thống rađa định vị phát hiện mục tiêu đã bộc lộ một số nhược điểm, dẫn tới việc tiêu diệt nhầm các máy bay của liên quân. Hoàn thành việc tiêu diệt Hútxen và chính quyền của ông ta là một trong hai mục tiêu của chiến dịch, song chính quyền mới do Mỹ dựng lên gặp nhiều khó khăn. Sự thống nhất và nền an ninh của Irắc “hậu Hútxen" vẫn không có được sự ổn định. Khu vực Trung Đông vẫn tiếp tục đối mặt với rất nhiều nhân tố bất ổn. Sự thất bại của Irác ngay từ thời kỳ đấu chiến tranh trước hết là sự thất bại của một chính thể chuyên chế không được sự ủng hộ rộng rãi của người dân. Với chế độ gia đình trị, Sađam Hútxen không động viên được lực lượng để hình thành cục diện cả nước đánh giặc. Mặc dù Irắc có khoảng 23 triệu dân và có thời gian dài để chuẩn bị, có thể hình thành thế răn đe khá mạnh đối với các đội quân xâm lược, nhưng do lòng dân ly tán nên không thực hiện được. Thêm vào đó, tuy công tác tuyên truyền được coi trọng nhưng việc động viên chống chiến tranh lại chưa đầy đủ, chi nhấn mạnh tư tưởng tử vì đạo mà không tuyên truyền cần chiến đấu như thế nào, do đó chưa hình thành được khí thế của toàn dân tộc chống kẻ thù. Đứng trước họa ngoại xâm dân chúng Irắc vẫn còn mải tranh cãi với nhau về địa giới Bátda để chuẩn bị cho hậu chiến, thậm chí một số người đã chào đón quân Mỹ - Anh khi tiến vào chiếm đóng. Hầu như tất cả sức kháng cự đều chỉ là của lực lượng hoàng gia và không phát huy được vai trò sức mạnh chủ chốt. Thêm vào đó, các lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh Irắc tự phân liệt, được tổ chức chống chéo chỉ để giám sát lẫn nhau nhằm bảo vệ lợi ích của chế độ cầm quyền hơn là để sẵn sàng chống xâm lược, nên có sự phối hợp khi chiến tranh xảy ra. Một số đơn vị quân đội khi chưa chiến đấu hoặc vừa mới kháng cự đã đầu hàng.

8-1674012459.jpg
Hình ảnh Sađam Hútxen được chụp ngày 14/12/2003, một ngày sau khi bị bắt.

Sự thất thủ của Bátda diễn ra một cách dễ dàng, nhanh chóng ngay từ đầu còn do những sai lầm về chiến lược quân sự của Sađam Hútxen, nhất là không lường hết việc Mỹ tấn công Irắc là một việc quan trọng nhất trong công tác chuẩn bị chiến tranh. Khi khủng hoảng Irắc nổ ra, Chính phủ Irắc đã gửi gắm hy vọng vào việc công đông quốc tế có khả năng ngăn chặn hành động đơn phương của Mỹ, chỉ rất nhiều tiền của và mất rất nhiều thời gian cho các vấn đề ngoại giao, bầu cử, thanh sát vũ khí thiếu coi trọng. chuẩn bị thế trận, lực lượng và cách đánh cho chính mình. Từ tháng 12 năm 2002 cho đến khi chiến tranh bắt đầu, Sađam Hútxen chỉ tổ chức một vài hội nghị tác chiến, thiếu sự nghiên cứu và chuẩn bị cần thiết cho những tình huống khó khăn và cũng không biết tận dụng thời cơ có lợi để tăng cường chuẩn bị tiềm lực sẵn sàng cho chiến tranh. Do vậy, khi chiến tranh xảy ra, Irắc hoàn toàn lâm vào thể bị động chiến lược.

Chính vì thiếu chủ động chiến lược nên việc chuẩn bị chiến trường của Irắc không tốt, hệ thống phòng ngự có nhiều lỗ hổng. Thực tiễn chiến tranh chứng minh, các công trình chiến trường có thể nâng cao đáng kể uy lực của vũ khí trang bị, làm tăng sức chiến đấu của quân đội, nhưng Irắc không những không tập trung xây dựng các tuyến và khu vực phòng thủ, mà còn không sử dụng được địa hình tự nhiên như đầm lầy, sông ngòi,... làm vật cản ngăn chặn liên quân Mỹ - Anh. Khu vực phía tây về cơ bản không có quân đội phòng giữ, nên bộ binh cơ giới Mỹ đánh thẳng vào quá dễ dàng. Trong một số trận chiến đấu quanh Bátđa, về cơ bản Irắc không có công sự phòng ngự dã chiến hiệu quả, cũng không biết lợi dụng vật thể kiến trúc có lợi để xây dựng thành trận địa phòng ngự kiên cố, thậm chí không có cả những chướng ngại vật, bãi mìn,... Một số lượng rất lớn mìn và súng đạn còn nguyên trong kho bị quân Mỹ tước đoạt. Trong cuộc chiến vùng Vịnh lần trước, Irắc đã rải hơn 1.000 thủy lôi ở khu vực vịnh Pécxích, làm hư hỏng nặng bốn tàu chiến Mỹ, còn lần này chỉ bố trí có vài chục quả thủy lôi, không tạo thành mối đe dọa đối với Mỹ.

Về chiến thuật, không những Irắc sử dụng sai loại hình tác chiến thành phố và cách tổ chức phòng thủ thành phố, mà còn không có các biện pháp bảo vệ và bảo tồn lực lượng quân sự khi bị liên quân Mỹ - Anh không kích ác liệt và dồn dập. Nếu biết lợi dụng khi dịch tiến vào đơn độc, nhử địch vào sâu, tận dụng địa hình, địa vật để tập trung lực lượng tổ chức phản kích đúng thời cơ, tiêu diệt một bộ phận địch, rất có thể sẽ thay đổi được tiến trình chiến tranh, những sự chủ động đó không được Irắc thực hiện. Tuy ở phía nam, cách đánh du kích của Irắc thu hút lực lượng Mỹ - Anh vào các thành phố đã tạo ra được một số trận chiến ác liệt và một số thành công, nhưng liên quân đã nhanh chóng điều chỉnh chiến thuật bằng cách bỏ qua các thành phố, bảo vệ các tuyến đường và cầu cống quan trọng nên chiến thuật đó trở nên mất đối tượng. Việc chi coi trọng phòng ngự đơn điệu, không chuẩn bị đối phó với địch đổ bộ đường không chống tập kích của không quân và tên lửa, thiếu chuẩn bị về kỹ thuật, chiến thuật và khả năng tác chiến lâu dài,... làm cho các lực lượng vũ trang Irắc xuống sức nhanh chóng. Sức mạnh không quân của Irắc không được phát huy và không thể phục hồi trước sức tiến công của Mỹ. Phi công Irắc thể hiện kỹ năng chiến thuật rất thấp, dù lái những chiếc máy bay hiện đại nhưng không khai thác được tính năng ưu việt của nó. Chỉ huy và quản lý quân đội của Irắc chưa bao giờ hiệu quả. Hệ thống chỉ huy, kiểm soát không liên kết và chỉ đạo được các lực lượng hiện có trừ ở cấp địa phương. Thời kỳ đầu chiến tranh, hệ thống chỉ huy, điều hành của quân đội Irắc còn phát huy tác dụng tổ chức được một số động phản kích có quy mô nhất định. Nhưng từ ngày 4 tháng 4 trở đi, có thể thấy khả năng chỉ huy quân đội của Sađam Hútxen đã suy giảm rõ rệt chứng tỏ công tác chuẩn bị cho hệ thống chỉ huy của bác trước chiến tranh không đầy đủ. Không những trang thiết bị và khí tài chỉ huy thiếu thốn mà trong trường hợp bị mất liên lạc cấp đuổi thiếu khả năng ứng biến độc lập. Hệ thống chỉ huy - kiểm soát - thông tin (C3I) của Irắc tuy đã được thiết lập song không hiệu quả, trở thành thụ động. Công tác tình bảo kém hiệu quả không nắm được tình hình đối phương do Irắc không có vẽ tình, trạm vũ trụ và các phương tiện trinh sát quan trọng. Thêm vào đó là khả năng rađa của pháo binh kém, với các lực lượng khác cũng vậy, thậm chí không tiến hành cả trinh sát bộ binh.

screenshot-2-1674011981.jpg
Quân đội Mỹ hiện diện tại Irắc.

Gắn liền với các cuộc chiến tranh đã diễn ra trong lịch sử thế giới, thực tiễn thời kỳ đầu chiến tranh cũng được thể hiện rất đa dạng. Thời kỳ này có thể dài, ngắn khác nhau, phạm vi rộng hẹp khác nhau và nội dung phương thức tiến hành không hoàn toàn như nhau, song thời kỳ đầu chiến tranh luôn đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các cuộc chiến tranh. Đó chính là điểm tựa ban đầu rất quan trọng, đồng thời là tiền để để các bên tham chiến điều chỉnh kế hoạch tiến hành chiến tranh của mình.

Trong thời đại chiến tranh bạch khí, thời kỳ đầu chiến tranh có thể kéo rất dài, nhưng không gian tương đối hẹp. Nội dung chủ yếu chỉ là đặt điểm tựa ban đầu cho cuộc chiến, và hầu như đồng nhất với thời kỳ chuẩn bị chiến tranh. Song đến thời cận - hiện đại, sự phát triển sản xuất công nghiệp đem đến những bước tiến mới về vũ khí, trang bị cùng sự xuất hiện quân đội chính quy với các đội quân đông đã làm cho thời kỳ đầu chiến tranh mang những đặc trưng mới: không gian mở rộng, thời gian được rút ngắn, nội dung và phương thức tiến hành chiến tranh cũng dần dần phức tạp, mang tính toàn diện hơn. Vì thế vị trí, vai trò của thời kỳ đầu chiến tranh trở nên trọng thậm chí đặt tiến để thiết yếu ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc chiến.

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỷ XX, thời kỳ đấu chiến tranh có những bước phát triển đột biến. Do sự phát triển vượt bậc của vũ khí, trang bị, tổ chức quân đội nên thời kỳ đầu chiến tranh thường bao gồm các chiến dịch - chiến lược quy mô lớn mà kết cục của nó có thể dẫn tới giải quyết dứt điểm cuộc chiến tranh, hay ít nhất cũng tạo ra các tiền để dẫn tới xu thế phát triển chiến tranh. Đặc biệt, các cuộc chiến tranh công nghệ cao cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã đánh dấu sự phát triển tốt của thời kỳ đầu chiến tranh: Toàn bộ cuộc chiến tranh được phân định thắng - thua ngay ở thời kỳ đầu, thậm chí chiến tranh đồng nhất với thời kỳ đầu chiến tranh. Chính sự phát triển mới này khiến các nước phải tính toán về phương diện quốc phòng sao cho khi chiến tranh xảy đến, phải luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến

Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/thoi-ky-dau-chien-tranh-o-mot-so-nuoc-trong-chong-chien-tranh-cong-nghe-cao-cua-chu-nghia-de-quoc-phan-2-va-het-a8908.html