Thời kỳ đầu chiến tranh trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (Phần 1)

Thời kỳ đầu chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược là bước ngoặt lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai.

rian-archive-662733-recruits-leave-for-front-during-mobilization-1673357788.jpg

Quân dự bị động viên của Liên Xô tiến ra mặt trận, ngày 23 tháng 6 năm 1941. Bảng trên cây bên trái ảnh có ghi dòng chữ: "Chính nghĩa thuộc về chúng ta. Kẻ thù sẽ bị tiêu diệt. Chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta"

Sau khi cơ bản làm chủ tình thế ở Ba Lan và Tây Âu, phát xít Đức mở cuộc tiến công ồ ạt bằng sức mạnh các tập đoàn quân khổng lồ vào đất nước Xôviết. Thời kỳ đầu chiến tranh, Hồng quân buộc phải tiến hành phỏng ngự chiến lược trong điều kiện không quân phát xít Đức làm chủ trên không, các tập đoàn lực lượng xe tăng địch thọc sâu và mở những đột phá khẩu rộng trên chính diện chiến lược. Tuy nhiên, được sự hậu thuẫn trực tiếp và to lớn của nhân dân, Hồng quân đã phòng ngự rất kiên cường và tích cực nhằm giữ vững các tuyến và trận địa chiếm lĩnh kết hợp với phản kích và phản đột kích, đột phá vòng vây và đánh địch rộng khắp.

Khi chiến tranh chưa xảy ra, các nhà lý luận quân sự Xôviết đã dự báo rằng quá trình giao chiến ở biên giới ngay từ ngày đầu chiến tranh sẽ có quy mô lớn, nên cần sớm hoàn tất việc động viên và triển khai chủ lực tại các khu vực chỉ định tác chiến, đồng thời cảnh báo rằng bộ đội bảo vệ có thể lâm vào tình thế khó khăn, việc động viên và tập trung quân tại các vùng biên giới có thể bị vỡ kế hoạch. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn. các vấn đề của thời kỳ đầu chiến tranh như triển khai động viên, đưa các quân khu biên giới vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn bộ và chuyển nền kinh tế đất nước sang tình trạng thời chiến cũng chưa được giải quyết triệt để. Điều đó dẫn đến việc triển khai các chiến dịch phòng ngự ban đầu của Hồng quân gặp không ít khó khăn, nhất là về xây dựng tuyến phòng thủ sâu, nhiều tầng trang bị tốt khả năng chống tăng và phòng không. Các tập đoàn quân và phương diện quân còn thua kém địch về quân số và trang bị kỹ thuật, song buộc phải tác chiến phòng ngự trên những dải rộng và chính diện lớn.

Về phía phát xít Đức, chiến dịch đầu tiên xâm lược Liên bang Xôviết có mật danh là Chiến dịch Bácbarốtsa (do đích thân Hítle đặt tên) được chuẩn bị từ ngày 18 tháng 12 năm 1940 với mục tiêu nhanh chóng chiếm đóng phần lãnh thổ phía Tây của Liên Xô ở khu vực đường ranh giới nối liền giữa hai thành phố Arkhangelsk và Astrakhan. Chiến dịch được mở màn vào sáng 22 tháng 6 năm 1941 trên toàn bộ tuyến biên giới phía Tây của Liên Xô và thực tế kết thúc vào đầu tháng 2 năm 1942 trước của ngô Mátxcơva, sau khi đợt tấn công lớn của Đức bị bẻ gãy và quân đội phát xít không còn đủ sức tổ chức một đợt tổng tấn công nào khác trên toàn bộ mặt trận.

Để tấn công Liên Xô, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức đã tung vào cuộc chiến lực lượng hùng mạnh nhất gồm 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 4.950 máy bay chiến đấu, 3.712 xe tăng và 47.260 pháo cối các loại. Đức triển khai ba cụm tập đoàn quân Bắc, Trung tâm và Nam trên một không gian rất lớn giữa biển Ban Tích và biển Đen, dài hơn 2.000km. Chính diện tiến công của Cụm tập đoàn quân Bắc là 230km, Cụm tập đoàn quân Trung tâm là 550km, Cụm tập đoàn quân Nam là 780km. Đức sử dụng tập trung các sư đoàn xe tăng và thiết giáp thành bốn tập đoàn quân xe tăng (mỗi tập đoàn quân gồm từ hai đến ba quân đoàn với khoảng 800-1.000 xe tăng) làm nhiệm vụ tiến công ở Thê đội 1 trên các hướng chính. Riêng Cụm tập đoàn quân Trung tâm được tăng cường thêm hai tập đoàn quân xe tăng. Bất ngờ tiến công, lại có ưu thế lớn về quân số và binh khí kỹ thuật được sử dụng tập trung với mật độ lớn trên hưởng chủ yếu nên quân Đức đã vượt qua biên giới phía Tây của Liên Xô, lần lượt chiếm các vị trí quan trọng trên một chiến tuyến rộng lớn từ biển Baren đến bờ Hắc Hải. Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch, chỉ trong ba tuần lễ, quân Đức đã đột nhập sâu: trên hướng Tây Bắc là 450-500km, với tốc độ tiến công trung bình 25-30km/ngày; trên hướng Tây là 450-600km, tốc độ trung bình 25-30km/ngày và trên hướng Tây Nam là 300-350km tốc độ trung bình 16-20km/ngày. Một số sư đoàn xung kích của Đức có xe tăng, máy bay và xe cơ giới hỗ trợ đã rộ mở nhiều cuộc tiến công trên hướng chủ yếu nhằm thẳng tiến về Mátxcơva.

Sau các đợt đột kích đầu tiên, Bộ Chỉ huy quân Đức điều chỉnh lại đội hình của Cụm tập đoàn quân Nam, đưa các lực lượng mới vào chiến đấu và tiếp tục mở một cuộc tiến công mới trên hướng Ditơmiara. Trên hướng bắc ngày 29 tháng 6, Tập đoàn quân Đức - Nauy bắt đầu tiến công trên hướng Muarơmansơcơ. Ngày 30 tháng 6, quân đội Phần Lan tiến công vào các trận địa phòng ngự của quân đội Xôviết trên hướng Ycơtinsơki. Ngày 1 tháng 7, quân đội phát xít Đức và quân đội Phần Lan cùng chuyển sang tiến công từ khu vực Cuôlépvicandalatsi. Đồng thời, cũng vào thời gian này, ngày 1 tháng 7, từ lãnh thổ Rumani, quân đội Đức và quân đội Rumani cùng chuyển sang tiến công, với hướng đột kích chủ yếu nhằm vào sườn phải Phương diện quân Nam của Liên Xô. Tới ngày 3 tháng 7, chúng đánh chiếm được bàn đạp trên bờ tả ngạn sông Nôrutta tạo ra thể chia cắt Phương diện quân Nam và vu hồi vào hai bên sườn Phương diện quân Tây Nam.

Đức đã tạo ra được tình thế thực sự khốc liệt ngay từ những ngày tháng đầu của cuộc chiến tranh, làm cho Hồng quân Liên Xô bị thiệt hại nặng nề và bắt buộc phải rút lui vào sâu trong nội địa. Trên thực tế trước khi tiến công Liên Xô, quân đội phát xít Đức đã đánh bại nhiều nước tư bản ở châu Âu, chiếm được các cơ sở kinh tế cùng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá. Điều đó làm cho nền công nghiệp quốc phòng của Đức vốn đã mạnh lại được bổ sung cơ sở vật chất - kỹ thuật quân sự của các nước Tây Âu mà Đức đã chinh phục được, nên mạnh hơn gấp nhiều lần nền công nghiệp quốc phòng của Liên Xô. Hơn thế nước Đức đã chuyển sang nền kinh tế thời chiến từ trước chiến tranh, trong khi nền kinh tế của Liên Xô chủ yếu phục vụ nhiệm vụ kiến thiết đất nước, xây dựng hòa bình, việc sản xuất vũ khi hàng loạt chưa có, công nghệ chế tạo máy bay, xe tăng mới bắt đầu triển khai. Thêm vào đó, Liên Xô còn bị Nhật uy hiếp từ phía đông mặc dù đã ký kết Hiệp ước trung lập Xô - Nhật tháng 4 năm 1941.

Đặc biệt, điều đáng nói nhất là yếu tố bất ngờ của cuộc tấn công đã được quân Đức nắm giữ khá hiệu quả. Mặc dù Đảng Chính phủ và nhân dân Liên Xô không hề bất ngờ về mặt chiến lược, song chỉ đến khi quân Đức tập trung một số lượng lớn các sư đoàn chủ lực dọc trên biên giới phía tây thì Chính phủ Liên Xô mới đặt ra một loạt biện pháp để đề phòng sự xâm lược. Quân đội Xôviết bị bất ngờ vì đã không dự báo sớm được việc quân phát xít Đức tấn công vào thời điểm 4 giờ sáng 22 tháng 6 năm 1941. Do thiếu thông tin nên Bộ Chỉ huy tối cao của Hồng quân đã đánh giá sai tình hình, cho rằng những thông tin tình bảo chỉ phản ánh tính chất khiêu khích của địch, nên không chủ động bố trí lực lượng trước, không điều quân chiếm các vị trí phòng thủ dọc tuyến biên giới phía tây. Điều đó giải thích tại sao quân Liên Xô bắt buộc phải rút sâu vào nội địa, bỏ lại nhiều làng mạc, thành phố…

Trên mặt trận Xô - Đức, Bộ Chỉ huy quân phát xít Đức thường sử dụng rộng rãi nhiều đòn đột kích, sau đó đưa các tập đoàn xe tăng lớn thọc sâu vào hậu phương của đối phương Thời kỳ đầu chiến tranh, Đức đã thành công trong cách vận dụng đột kích nhiều mũi từ chính diện vào tuyến phòng ngự của Hồng quân Xôviết và thọc rất sâu vào bên trong như đã diễn ra trên một số hướng ở ven biển Ban Tích, các khu vực phía tây Bêlarút và Ucraina. Tất nhiên, quân đội phát xít Đức đã vấp phải sự đánh trả của Hồng quân quyết liệt hơn gấp bội so với khi gặp phải sự kháng cự ở Ba Lan và Pháp. Nếu như trên mặt trận Bắc nước Pháp, Bộ Chỉ huy phát xít Đức thành công trong việc cơ động thì ở mặt trận Xô - Đức, chúng đã không thực hiện được. Bị chặn đứng cuộc tiến công trên tuyến sông Luga, Tập đoàn quân Bắc của Đức đã không khép kín được gọng kìm, để cho Phương diện quân Tây Bắc của Hồng quân ở ven biển Ban Tích rút lui an toàn qua Conapơsơkii và biển Tanlin.

Đối với việc sử dụng lực lượng tăng, thiết giáp, trên mặt trận Xô - Đức, Bộ Chỉ huy phát xít Đức cũng không thể tiến hành được theo ý định tác chiến ban đầu. Tuy các tập đoàn quân xe tăng của Đức được giao nhiệm vụ mạnh dạn hơn và hoạt động tác chiến linh hoạt hơn so với chiến cuộc phía tây, song vẫn bị tổn thất nặng nề trước các hoạt động tác chiến hiệu quả của Hồng quân Xôviết. Trong tung thâm chiến dịch, các binh đoàn xe tăng sau khi đã được thay thế bằng các bình đoàn bộ binh trên tuyến đã quy định, thông thường cố gắng tiến đánh chiếm trước các khu vực địa hình có lợi hồng ngăn chặn các thủ đội dự bị của Hồng quân. Song, khoảng cách của các binh đội xe tăng Đức đi trước với lực lượng chính của tập đoàn quân đã chiến có khi tới 80-100km, nên luôn luôn bị Hồng quân Xôviết đột kích và chịu nhiều tổn thất nặng nề. Bởi vậy, Bộ Chỉ huy phát xít Đức trên mặt trận Xô - Đức lại rơi vào tình trạng lo sợ xe tăng tách rời các tập đoàn quân dã chiến.

Trên mặt trận Xô - Đức, sức chống trả mãnh liệt của quân đội và nhân dân Liên Xô đã gây cho bọn phát xít xâm lược những tổn thất hết sức nặng nề ngay trong các chiến dịch đầu tiên. Ngay bản thân Đức cũng phải thú nhận tới cuối tháng 7 đã bị thiệt hại hơn 92 nghìn quân, 50% xe tăng so với tổng số tham chiến ban đầu, và chỉ từ ngày 22 tháng 6 đến 19 tháng 7 đã bị thiệt hại 1.284 máy bay. Kế hoạch chiến lược tiến công chớp nhoáng "Bácbarốtsa" của Bộ Chỉ huy phát xít Đức hồng nhanh chóng tiêu diệt Nhà nước Xôviết bị phá sản. Các đợt thọc sâu vào lãnh thổ Xôviết trên hướng chính của Đức vấp phải các cuộc đột kích rất mạnh của Hồng quân Xôviết. Cuộc chiến tranh trở thành kéo dài, và vai trò quyết định của các chiến dịch đầu tiên như Đức mong muốn đã mất tác dụng thực tế.

operation-barbarossa-1673357885.png

Bản đồ ý đồ chiến lược của kế hoạch Bácbarốtsa

Về phía quân đội và nhân dân Liên Xô, do phải tiến hành hoạt động tác chiến trong điều kiện cực kỳ khó khăn và phức tạp nên thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, Hồng quân và hạm đội đã buộc phải tiến hành phòng ngự chiến lược trên toàn mặt trận. Ngay trong ngày đầu, các đơn vị biên phòng và các tập đoàn quân làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến biên giới đã phải ứng phó trước cuộc tiến công bất ngờ bằng một lực lượng lớn chưa từng thấy của quân đội phát xít Đức. Đứng trước tình hình nguy cấp, trong những ngày đầu và tuần lễ đầu của cuộc chiến tranh, Đảng Cộng sản Liên Xô đã tiến hành một loạt biện pháp để động viên toàn đất nước đứng lên chống xâm lược. Những biện pháp đó đã trở thành cơ sở vững chức để khắc phục khó khăn trước mắt trong thời kỳ đầu chiến trình củng cố niềm tin vào thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến tranh đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức.

Về biện pháp quân sự, đó là triển khai các hoạt động chiến đầu theo kế hoạch phòng thủ ở tuyến biên giới, triển khai hoạt động tác chiến chiến lược của các lực lượng vũ trang Xôviết trên toàn mặt trận. Ý định của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao là giành lại quyền chủ động về chiến lược bằng cách mở một loạt cuộc tiến công trên một số hướng. Các lực lượng vũ trang Xôviết chuyển vào trạng thái phòng ngự chiến lược trên toàn chiến trường Xô - Đức, không quân tổ chức các đợt đột kích đánh trả vào các sân bay, các cụm tập đoàn quân và các quân cảng trên biển Bắc, biển Ban Tích và biển Đen, đột kích vào các hạm tàu vận chuyển và một số bến cảng của phát xít Đức.

Đảng và Nhà nước Liên Xô chủ trương thành lập và cải tổ các cơ quan chỉ đạo chiến lược và các cơ cấu tổ chức biên chế trang bị của quân đội. Cùng với việc tổ chức Bộ Tổng Tư lệnh tối cao là việc tổ chức ra các Bộ Tổng Tư lệnh trên một số hưởng chiến lược và Bộ Tư lệnh một số binh chủng như không quân, pháo binh. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan thuộc Hội đồng Quốc phòng được cải tổ lại cùng với sự thay đổi một số cơ cấu tổ chức biên chế của lục quân và không quân. Trong lực lượng vũ trang đã tổ chức ra các tập đoàn phòng ngự mới, điều động các lực lượng dự bị chiến lược tới các hướng đang bị uy hiếp nghiêm trọng, tổ chức xây dựng các tuyến phòng ngự hậu phương và trên các hướng chiến lược quan trọng tổ chức phòng thủ và che chở cho các quân công. Cùng với việc tổ chức các lực lượng dự bị chiến lược mới là việc hình thành các vị dân quân tự vệ trong thành phố như: Lêningrat Mátxcova và một số thành phố khác.

Về biện pháp chính trị, đó là công cuộc tổng động viên chính trị - tinh thần cho toàn thể nhân dân Liên Xô đứng lên đấu tranh chống phát xít xâm lược. Đảng và Nhà nước Liên Xô trong những ngày đấu chiến tranh đã nhanh chóng cải tổ lại công tác tổng động viên toàn bộ lực lượng của đất nước đã đánh trả quân xâm lược. Ngay ngày đầu của cuộc chiến tranh Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô đã ban hành lệnh tổng động viên đối với những người phải làm nghĩa vụ quân sự trong quân đội và hạm đội ở trong 14 quân khu, đồng thời ban bố chuyển sang hoạt động thời chiến đối với một số nước cộng hòa ở vùng biên giới và trong một số khu vực của nước Cộng hòa Liên bang Nga, phê chuẩn việc xác định hoạt động của tòa án quân sự trong các khu vực đang tác chiến và trên các lãnh thổ đã được đặt vào tình trạng có chiến tranh. 

Trước khi Hội đồng Quốc phòng được thành lập ngày 30 tháng 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô trong Chỉ thị ngày 29 tháng 6 đã chỉ rõ nguy cơ bị xâm lược đang đe dọa Tổ quốc, đánh giá đúng kẻ thù và tính chất cuộc chiến tranh, đồng thời cổ vũ và động viên toàn thể nhân dân đứng lên chống phát xít xâm lược. Công tác chính trị tư tưởng có tính chất quần chúng rộng khắp được triển khai trong toàn đất nước nêu bật tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, kiên trì làm cho nhân dân Liên Xô nhận rõ thắng lợi về quân sự phát xít Đức trong những ngày đầu chỉ là tạm thời và cuối cùng nhất định chúng sẽ thất bại. Để tiến hành công tác chính trị rộng lớn như vậy, Đảng và Nhà nước Liên Xô đã huy động lực lượng đông đảo do hàng nghìn cán bộ tuyên truyền giải thích và các cơ sở thông tin ấn loát, đài phát thanh, thông tin tư liệu thời sự và các đoàn nghệ thuật.

Để động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đứng lên đánh trả quân xâm lược, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Hội đồng Uy viên nhân dân đã dành sự nỗ lực trước hết vào việc củng cố sức mạnh các lực lượng vũ trang. Tổng cục Chính trị của Hồng quân đã ra chỉ thị gửi cho các mặt trận và quân khu, xác định rõ nội dung và nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị đối với các chiến sĩ nhằm nâng cao tính tổ chức kỷ luật, tinh thần và ý chí chiến đấu. Bộ máy lãnh đạo chính trị trong lực lượng vũ trang được cải tổ nhằm mục đích tăng cường mạnh mẽ công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội và hạm đội.

Một trong những biện pháp chính trị quan trọng là đẩy mạnh công tác đối ngoại nhằm hình thành khối Đồng minh mới chống phát xít. Đảng và Nhà nước Liên Xô đã xác định cương lĩnh chính trị đối ngoại của Liên Xô, nêu rõ nhiệm vụ của nhân dân và các lực lượng vũ trang Liên Xô không chỉ giải phóng riêng cho Liên Xô mà còn giúp đỡ các dân tộc thoát khỏi họa nô dịch phát xít. Đường lối, chính sách đối ngoại đó đã được nhân dân toàn thế giới đồng tình và nhiệt liệt ủng hộ, bởi nhận rõ Liên Xô là đồng minh trung thành nhất trong công cuộc đấu tranh để giành lại quyền dân tộc, độc lập và tự do của mình.

Trong việc tổ chức khối chống phát xít, Liên Xô đã kiên trì đề nghị liên minh cùng Mỹ và Anh thống nhất hành động chung. Các chính phủ Mỹ, Anh đã chấp nhận tham gia khỏi liên minh do tính toán đến khả năng thực tế và tình hình đang xấu đi sau khi phát xít Đức đã đánh bại Pháp và các nước khác. ở Tây Âu. Ngày 12 tháng 7, tại Mátxcơva đã đi tới thỏa thuận giữa Liên Xô và Anh cùng ký kết Hiệp định phối hợp hoạt động chung chống phát xít Đức. Mỹ trong thời gian này tuy chưa tham gia nhưng có nghĩa vụ giúp đỡ Liên Xô về tăng cường sức mạnh kinh tế. Tiếp đó, Chính phủ Liên Xô đã tiến hành ký kết phối hợp hành động chung với Chính phủ Tiếp Khác và Chính phủ Ba Lan, đồng thời tổ chức các đơn vị mới của Tiệp Khắc và Ba Lan trên lãnh thổ Liên Xô. Việc đàm phán với các nước Đồng minh phương Tây về mở mặt trận thứ hai tại châu Âu cũng bắt đầu được tiến hành song song với các hoạt động trên.

Về biện pháp kinh tế, đó là công cuộc cải tổ lại nền kinh tế Liên Xô để bảo đảm yêu cầu của chiến tranh. Đảng và Nhà nước Liên Xô đã kiên quyết triển khai các nội dung công tác rộng lớn và quan trọng cải tổ nền kinh tế quốc dân phục vụ và bảo đảm ngày càng đắc lực mọi nhu cầu của cuộc chiến tranh. Hậu phương chí trong thời gian ngắn cần trang bị cho lực lượng vũ trang những phương tiện khí tài chiến đấu mới trước hết là cho không quân và xe tăng. Ngay trong ngày thứ hai của cuộc chiến tranh, kế hoạch động viên kinh tế đã phải thay đổi lại để tập trung sản xuất đạn dược. Đến ngày 30 tháng 6, kế hoạch kinh tế quốc dân được thay bằng một kế hoạch mới, trong đó quy định chỉ tiêu nhanh chóng sản xuất các phương tiện, khi tài chiến đấu và trang thiết bị quân sự. Đó là biện pháp khẩn cấp cần thiết cho việc cải tổ kinh tế từ thời bình sang thời chiến.

Tăng hạng nặng KV-II của Liên Xô

Tăng hạng nặng KV-II của Liên Xô

Một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng khác của việc chuyển nền kinh tế quốc dân sang thời chiến đặt ra lúc này là phải nhanh chóng vận chuyển toàn bộ người, phương tiện máy móc, khi tài của các nhà máy lớn từ những vùng đang bị chiến tranh uy hiếp tới các vùng hậu phương phía đông đất nước, đồng thời phải nhanh chóng xây dựng và phục hồi hoạt động để bảo đảm cho nhu cầu của mặt trận. Theo quyết định của Trung ương, một ủy ban đặc biệt chăm lo việc vận chuyển được thành lập và chỉ trong thời gian ngắn đã hoàn thành công việc vận chuyển các nhà máy, công trường, nông trường từ các khu vực bị uy hiếp về trong phía đông. Ngày 26 tháng 6, Hội đồng Quốc phòng đã ra nghị quyết về việc bảo vệ các nhà máy, công xưởng mới.

Về công tác tổ chức, đó là cải tổ lại các cơ quan trọng bộ máy nhà nước để bảo đảm công tác tổng động viên các lực lượng và phương tiện phục vụ yêu cầu của chiến tranh. Trong những ngày đầu cuộc chiến tranh, Đảng và Nhà nước Liên Xô đã ra quyết định cải tổ các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước đáp ứng với yêu cầu thực tế thời chiến. Các bộ mới (lúc này có tên gọi là Hội đồng Ủy viên nhân dân) được thành lập với quyền hạn được mở rộng hơn trước nhằm tập trung sản xuất các sản phẩm quan trọng phục vụ quân sự. Trực thuộc Hội đồng Quốc phòng là các ủy ban được tổ chức nhằm phân phối lực lượng lao động, xác định và đưa chế độ lao động đặc biệt vào quy chế trong các công xưởng, nhà máy,...

Bước sang ngày thứ hai của cuộc chiến tranh (ngày 23 tháng 6), để chỉ đạo hoạt động chiến đấu của các lực lượng vũ trang Đại bản doanh của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao đã được tổ chức. Tới đầu tháng 8, để phù hợp hơn nữa với yêu cầu của cuộc chiến tranh đang đòi hỏi, một loạt thay đổi lớn trong khối cơ quan của Hội đồng Quốc phòng mà trước hết là Bộ Tổng Tham mưu được thực hiện. Bộ Tổng Tham mưu trở thành cơ quan công tác trực thuộc Đại bản doanh về mặt chỉ đạo hoạt động tác chiến, còn Hội đồng Uy viên nhân dân quốc phòng là cơ quan công tác của Hội đồng Quốc phòng chịu trách nhiệm về mặt tổ chức động viên, chuẩn bị tổ chức lực lượng dự bị chiến lược.

Để tăng cường sự chỉ đạo các lực lượng vũ trang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngay từ đấu chiến tranh đã cử một phần ba số cán bộ có năng lực đang công tác tại các cơ quan của Đảng và Nhà nước vào năm giữ các trọng trách về mặt chỉ huy và lãnh đạo trong quân đội và hạm đội. Với mục đích kiện toàn sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội ở các cấp binh đội và binh đoàn, hàng triệu đảng viên cộng sản và đoàn viên thanh niên Cômxômôn đã được động viên tăng cường cho lực lượng vũ trang trên các mặt trận. Việc xây dựng các lực lượng dự bị chiến lược cũng được đẩy mạnh, đã tổ chức, giáo dục và cử ra mặt trận nhiều đơn vị với hàng trăm nghìn chiến sĩ tình nguyện.

Cùng với nhiều biện pháp được áp dụng nhằm tăng cường khả năng phòng không quốc gia ở hậu phương là việc tổ chức phong trào chiến tranh du kích trong vùng tạm thời bị địch chiếm. Hàng trăm nghìn người dân Xôviết đã đứng lên tham gia các cuộc đấu tranh sau lưng địch. Hoạt động đấu tranh vũ trang trong hậu phương địch cũng được đẩy mạnh.

Các biện pháp mang tính chiến lược trên là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định để đưa đất nước Xôviết vượt qua thử thách hiểm nghèo, chặn đứng âm mưu, thủ đoạn đánh nhanh thắng nhanh của quân đội phát xít Đức ngay từ thời kỳ đấu chiến tranh. Do vậy trong những chiến dịch - chiến lược ban đầu, Hồng quân Xôviết tuy gặp phải khó khăn tột bậc tổn thất nặng nề và buộc phải rút lui trên nhiều hướng, song đã đứng vững và chặn được bước tiến ồ ạt của địch, và hơn là dần dần xoay chuyển được cục diện chiến lược quan trọng.

Về diễn biến thực tế, cánh trái của Tập đoàn quân số 8 thuộc Phương diện quân Tây Bắc là Sư đoàn 125 phải chống đỡ cuộc tiến công của Tập đoàn quân xe tăng số 4 của phát xít Đức với chính diện 40km. Trên khu vực phòng ngự của Sư đoàn bộ binh thuộc Tập đoàn quân số 11, binh lính vừa kịp triển khai trên chính diện 100km đã phải gánh chịu đòn đột kích của toàn lý cạnh trái Cụm tập đoàn quân Trung tâm và phải Cụm tập đoàn quân Bắc của Đức.

Tập đoàn quân số 4 thuộc Phương diện quân Tây đang bảo vệ hướng Brest - Kobryn cũng lâm vào tình huống đặc biệt khó khăn khi phải chống đỡ với 10 sư đoàn cảnh phải Cụm tập đoàn quân Trung tâm cùng lực lượng chi viện trực tiếp lớn bảng không quân và pháo binh của phát xít Đức. Sư đoàn 42 và Sư đoàn 6 đang phòng ngự ở khu vực giữa Tập đoàn quân phải rút khỏi khu vực Bialixtốc về phía đông. Trong khu vực pháo đài Brest chỉ còn các phân đội độc lập và một số bộ phận là bố trí chốt lại. Lực lượng chính của Phương diện quân Tây đứng trước nguy cơ bị uy hiếp vu hồi từ phía nam bởi Tập đoàn quân xe tăng số 2 của Đức.

Trong dải phòng ngự của Phương diện quân Tây Nam, nơi tiếp giáp giữa Tập đoàn quân số 5 và Tập đoàn quân số 6 là phía nam Vlađimia - Vôlưnxki cũng đứng trước hưởng đột kích chủ yếu của địch, và quân đội phát xít Đức đã đột nhập vào sâu tới 20 cây số.

Lực lượng không quân của quân đội Xôviết ngay trong ngày đầu của cuộc chiến tranh cũng bị lâm vào một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các đơn vị không quân do không nhận được chỉ thị rõ ràng về việc chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn bộ nên không kịp thời cất cánh để đánh trả theo phương án tác chiến dự kiến. Trước đòn đột kích bất ngờ và tập trung của địch, không quân Xôviết bị tổn thất khoảng 1.200 chiếc máy bay, riêng ở Phương diện quân Tây là 738 chiếc, mặc dù các phi công Xôviết đã chiến đấu hết sức dũng cảm. Không quân phát xít Đức bị tổn thất lớn nhưng vẫn làm chủ trên không tiếp tục đột kích vào quân đội Xôviết. Lực lượng phòng không của quân đội Xôviết do bị hạn chế về quân số và phương tiện nên hiệu suất chiến đấu với không quân của phát xít Đức không cao. Việc tổ chức đánh trả dịch càng thêm phức tạp khi hệ thống thông tin liên lạc dùng trong chỉ huy chiến đấu thường bị gián đoạn, thậm chí nhiều nơi hoàn toàn không chỉ huy được. Do không nắm được tình hình các bình đoàn nên các tư lệnh và cơ quan tham mưu chiến dịch, chiến lược không kiểm soát được những hoạt động chiến đấu đang phát triển, dẫn đến hậu quả hạ quyết tâm thiếu chính xác và kịp thời, không phù hợp với tình hình thực tế.

Hoạt động tác chiến của các hạm đội Xôviết trong những ngày đầu chiến tranh cũng ở trong tình thể không thuận lợi. Trước khi nổ ra chiến tranh, lực lượng hải quân Liên Xô đã ở trong trạng thái hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu cao nhất so với các lực lượng vũ trang khác. Ngay trong ngày đầu tiên, Hạm đội Biển Đen đã kịp thời đánh trả có hiệu quả các cuộc tập kích đường không tập trung của phát xít Đức vào căn cứ chính của Hạm đội là Xêvaxtôpôn. Hạm đội Ban Tích ở trong tình huống xấu hơn, do không quân phát xít Đức hạn chế hoạt động bằng cách thả mìn bên ngoài đường ra vào cảng. Việc uy hiếp các hạm đội Xôviết còn được Đức thực hiện bằng đường bộ. Ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh, quân đội phát xít Đức đã phái một số đơn vị đi trước uy hiếp các căn cứ tiền tiêu của đội như căn cứ Libava, căn cứ Riga và cả căn cứ chính của hạm đội là Talin. Mặc dù các chiến sĩ của tập đoàn quân và hạm đội Xôviết chiến đấu vô cùng dũng cảm, nhưng không ngăn chặn địch trong thời gian đủ lâu.

Về chỉ huy tác chiến, trong ngày đầu của cuộc chiến tranh, do hệ thống thông tin liên lạc bị phá hủy nên Bộ Tổng Tham mưu không nắm được tình hình diễn biến của các cấp từ sư đoàn đến các phương diện quân một cách đầy đủ và chính xác Bộ Tổng Tham mưu và Ủy ban Quốc phòng không liên lạc được với các tư lệnh phương diện quân. Ngay cơ quan tham mưu các phương diện quân cũng không rõ hiện nay tư lệnh của mình ở đâu. Các biện pháp để nắm lại tình hình của các đơn vị dạng chiến đấu do cơ quan tham mưu các phương diện quân áp dụng đều không mang lại kết quả vì hệ thống điện thoại và vô tuyến điện không sử dụng được.

Như vậy, trên các khu vực và tuyến biên giới cũng như trên mặt biển, Hồng quân và hạm đội Xôviết đã kiên cường đánh trả, ngăn chặn cuộc tiến công của địch. Trong điều kiện khó khăn, thường xuyên không đủ đạn dược và nhiên liệu, việc chỉ huy binh lính bằng thông tin liên lạc thường xuyên bị giãn đoạn, song hàng trăm nghìn chiến sĩ Xôviết đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Những cá nhân anh hùng, tập thể anh hùng xuất hiện ngay từ những ngày đầu chiến tranh trong vòng vây của quân thù. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội Xôviết trong cuộc đấu tranh chống phát xít Đức xâm lược đã thể hiện ở nhiều tấm gương sáng. Nhưng, do các đòn đột kích của phát xít Đức có ưu thế hoàn toàn áp đảo về lực lượng lại giành được yếu tố bất ngờ nên quân đội Xôviết đã không kìm giữ được lâu ở tuyến biên giới, cũng không tiêu diệt được các mũi đột kích của xe tăng địch vào sâu trong lãnh thổ.

Xem thêm:  Thời kỳ đầu chiến tranh trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (Phần 2)

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến

Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/thoi-ky-dau-chien-tranh-trong-cuoc-chien-tranh-ai-quoc-vi-dai-cua-nhan-dan-lien-xo-chong-phat-xit-duc-xam-luoc-phan-1-a8780.html