Xuyên qua hình thái chung của mâu thuẫn chí tử giữa “phe Trục” phát xít với “Đồng minh" nhằm mục tiêu chia lại thị trường thế giới, người ta sẽ thấy mâu thuẫn sâu xa giữa hai xu thế lớn của thời đại. Một là xu thế thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới (đã thành một phần hiện thực ở Liên Xô) và hai là, xu thế buộc phải tìm kiếm sự tự điều chỉnh để tiếp tục tồn tại của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Chính vì vậy, khi nhìn nhận nguyên nhân đích thực của Chiến tranh thế giới thứ hai, cần phải thấy cả hai phương diện cơ bản của nó. Một mặt, đó là sự trỗi dậy của các đế quốc trẻ Đức, Italia, Nhật, Tây Ban Nha,.. gây sự đảo lộn trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, làm nảy sinh mâu thuẫn đến lúc phải giải quyết bằng bạo lực vũ trang. Mặt khác, nguyên nhân sâu xa xuất phát từ hy vọng của cả “phe Trục” phát xít cũng như các nước tư bản trong “phe Dân chủ” muốn nhân cơ hội dẹp bỏ Liên bang Xô viết - kẻ thù không đội trời chung với chủ nghĩa tư bản thế giới. Chính các mâu thuẫn này quy định tính phức tạp của thời kỳ đầu chiến tranh, xét trong toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như trong từng cuộc chiến tranh cụ thể. Chẳng hạn như, điều đó sẽ lý giải tại sao ngay từ đầu “phe Trục” và “phe Dân chủ” không tạm bắt tay nhau để tiến Liên Xô. Thậm chí, các nước tư bản già đời và cũng là những tay thực dân siêu hạng như Anh, Pháp, Mỹ,... còn chấp nhận tham gia cùng Liên Xô trong khối Đồng minh chống phát xít.
Cũng chính tính chất đa mục đích nói trên làm cho việc nhận thức về thời kỳ đấu chiến tranh trong Chiến tranh thế giới thứ hai trở nên hết sức phức tạp. Nhìn tổng thể thì có thể coi khoảng thời gian từ khi Đức tuyên chiến đến khi kết thúc các chiến dịch tiến công chiến lược đầu tiên sang Ba Lan và các nước Tây Âu là thời kỳ đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai. Song, do Chiến tranh thế giới thứ hai là một seri các cuộc chiến tranh nên mỗi cuộc chiến tranh lại có đặc trưng riêng về thời kỳ đầu. Trên thực tế, trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu nổ ra, giới lãnh đạo chính trị - quân sự của các nước trong cả hai khối liên minh đối địch, nhất là các nước đế quốc, đã có những nhận định gần giống nhau về tinh chất cuộc chiến tranh sắp đến gần, song lại có cách nhìn khác nhau về quá trình bước vào cuộc chiến và thời kỳ đầu chiến tranh.
Các nước khối phát xít (Đức, Nhật, Italia) coi thời kỳ đầu chiến tranh có ý nghĩa quyết định, ngay trong thời bình đã dự kiến tiến hành những biện pháp động viên và triển khai chiến dịch quân sự để tạo bất ngờ, đánh bại chủ lực đối phương trong các chiến dịch đầu tiên, đồng thời dự kiến tiến trình và kết cục chiến tranh có lợi. Khi biết rằng tiềm lực kinh tế không cho phép họ hy vọng chiến thắng trong cuộc chiến tranh kéo dài, chính phủ các nước khối phát xít đã lấy lý luận chiến tranh tổng lực và “chớp nhoáng” làm cơ sở xây dựng lực lượng vũ trang của mình và các phương pháp sử dụng quân đội trong chiến đấu. Tính toán chiến lược của nước Đức phát xít và đồng minh dựa vào việc lợi dụng một loạt yếu tố để giành thắng lợi, trong đó có hai yếu tố mang ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đó là, thứ nhất, chia rẽ về chính trị giữa các đối thủ tiềm tàng, từ đó loại trừ khả năng chiến tranh đồng thời trên hai mặt trận và bảo đảm điều kiện để đánh bại từng đối thủ một. Thứ hai, chuẩn bị trước các cuộc tiến công triển khai cuộc chiến nhanh hơn đối phương nhằm bất ngờ đánh đòn đầu tiên.
Để đạt được mục đích chiến tranh chớp nhoáng, Đức và phe Trục đã dự kiến tập trung tối đa lực lượng và phương tiện trong Thê đội 1 chiến lược để bảo đảm ưu thế toàn diện số với đối phương lúc bước vào chiến tranh. Phương thức phổ biến là sử dụng tối đa lực lượng và phương tiện để tham gia cản chiến dịch đầu tiên. Trước hết, đó là sử dụng máy bay và xe tăng nhằm tạo ưu thế áp đảo đối phương trên các hướng quyết định. Tiếp đó là tiến hành các chiến dịch đầu tiên với mức độ căng thẳng tối đa, tốc độ nhanh và chiều sâu lớn để đánh bại các tập đoàn quân bảo vệ của đối phương trong thời gian ngắn, phá vỡ kế hoạch động viên và triển khai chiến lược của lực lượng vũ trang đối phương gây tổn thất quyết định cho nước bị tiến công trước khi nước đó có thể sử dụng tiềm năng của minh trong chiến tranh.
Các nhà hoạt động chính trị - quân sự của khối quốc gia đổi dịch, lúc này được tập hợp trong một đồng minh tương đối lỏng lẻo là “phe Dân chủ”, mặc dù có một số quan điểm chính trị - quân sự khác nhau, đều coi thời kỳ đầu chiến tranh đang đến gần là tiến hành tác chiến phòng ngự trận địa hoặc phòng ngự cơ động để bảo vệ việc động viên, tập trung và triển khai quân đội. Ngay các nhà lý luận quân sự Xô viết cũng cho rằng trong quá trình giao chiến ở biên giới mà từ ngày đầu chiến tranh đã có quy mô lớn, chủ lực của quân đội các nước tham chiến (bên bị tiến công) sẽ hoàn tất việc động viên và triển khai tại các khu vực dự kiến. Song luận thuyết này cũng lưu ý rằng lực lượng phòng ngự có thể lâm vào tình thế khó khăn, do việc động viên và tập trung quân tại các vùng biên giới có thể bị vỡ kế hoạch. Vấn để triển khai động viên, sớm đưa các quân khu biên giới vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn bộ và chuyển nền kinh tế đất nước sang thời chiến trong thời kỳ đầu chiến tranh khó có thể được giải quyết triệt để...
Sự phản ánh những vấn đề quan trọng nhất này trong các quyết sách chuẩn bị cho đất nước và quân đội trước chiến tranh, do đó, chưa kịp thời và toàn diện. Đặc biệt, các vấn đề triển khai động viên ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, vấn đề phòng thủ chiến lược, bảo toàn lực lượng trước các đòn đánh đầu tiên bằng không quân của địch, vấn đề giao chiến của lực lượng vũ trang chủ lực các bên đối địch sau các cuộc khai chiến ở biên giới ít ngày,... cũng chưa được định liệu. Các diễn tiến thực tế trong lịch sử dường như đều xảy ra không trùng khớp với các phán đoán lý luận của cả hai bên. Chiến tranh thế giới thứ hai dường như phức tạp và đa dạng hơn nhiều so với những gì mà những người sáng tạo ra lý luận, học thuyết, quan điểm về lĩnh vực này đã tiên liệu. Một lần nữa, điều đó khẳng định việc tiến hành các biện pháp chuẩn bị luôn phải sớm hơn đối phương, nhất là các hoạt động quân sự.
Gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức phát xít ngay từ thời kỳ đầu đã sử dụng ồ ạt một lực lượng rất lớn, bao gồm cả không quân và xe tăng, hoàn thiện nhiều phương thức tác chiến tiến công mới. Tất cả điều đó đều tác động đến các chiến dịch đầu tiên của quân đội phát xít Đức với nhiều đặc trưng mới. Một số nhà nước hứng chịu cuộc xâm lược bất ngờ của phát xít Đức, dù muốn hay không, đều buộc phải tiến hành phòng ngự chiến lược.
Xét về những đặc điểm mới của các chiến dịch tiến công, kinh nghiệm các chiến cục trên chiến trường châu Âu đã chỉ rõ mục đích chủ yếu của những chiến dịch đầu tiên của quân đội phát xít Đức là nhanh chóng tiêu diệt các cụm lực lượng và trang của đối phương. Việc đánh chiếm các trung tâm kinh tế hành chính, chính trị và lãnh thổ của đối phương phải được tiến hành cùng lúc với các nhiệm vụ chiến lược đã quy định. Bộ Chỉ huy quân Đức đặc biệt coi trọng tạo xen thế áp đảo về lực lượng, phương tiện trên hướng chủ yếu, tận dụng tối của yếu tố bí mật, bất ngờ. Trong các chiến cục xâm lược Ba Lan, Pháp và một số đồng minh của khối này, trên thực tế, Đức đã đạt được mục tiêu chiến lược để ra trong một thời gian rất ngắn. Cuộc chiến Đức - Ba Lan là sự biến điển hình cho việc giải quyết mục đích của cuộc chiến tranh chỉ bằng một chiến dịch tiến công chiến lược, tiêu diệt hoàn toàn quân đội và khiến đối phương phải đầu hàng. Về thực chất, chiến dịch - chiến lược đầu tiên về cơ bản gần như đồng nhất với chiến cục kết thúc chiến tranh.
Về phía các nước “Đồng minh”, trong thời kỳ đầu chiến tranh, dựa vào học thuyết quân sự và kế hoạch tác chiến chiến lược của mình, Bộ Chỉ huy tối cao của Anh, Pháp và Ba Lan áp dụng phương thức phỏng ngự chiến lược để ngăn chặn phát xít Đức xâm lược. Thế nhưng, thực tế các sự kiện diễn ra từ những hoạt động chiến đấu đầu tiên ở Ba Lan và Pháp đã chứng tỏ ý đồ và tính toán của Anh, Pháp và Ba Lan đều sai lầm. Các chiến dịch phòng ngự của quân đội Ba Lan và Đồng minh đã thất bại. Đối với Ba Lan, đó là sự đổ vỡ hoàn toàn, và đối với nước Pháp, họ cũng sớm buộc phải rút khỏi chiến tranh bằng các điều kiện hoàn toàn có lợi cho Đức.
Ngày 1 tháng 9 năm 1939, phát xít Đức nổ súng xâm lược Ba Lan, mở đầu Chiến tranh thế giới thứ hai. Đến ngày 10 tháng 5 năm 1940, phát xít Đức phát động cuộc chiến tranh xâm lược Bị và Hà Lan, mở đầu cho công cuộc chinh phạt Tây Âu. Thực tiễn thời kỳ đầu cuộc chiến tranh của phát xít Đức xâm lược Ba Lan và một số nước Tây Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện những đặc điểm mới về phương thức tiến hành chiến tranh cũng như về tác chiến nói riêng.
Về hoạt động tiến công của quân đội phát xít Đức, đòn tiến công chiến lược đầu tiên vào Ba Lan đã huy động Cụm tập đoàn quân Bắc và Cụm tập đoàn quân Nam, trải dài theo biên giới Đức - Ba Lan khoảng 1.400km. Đoạn đột phá tập trung ở một số khu với chính diện khoảng 110- 270km. Chiều sâu của cụm quân tiến công từ Silêdi, Nômêrani và Đông Phổ khoảng 250-280km. Tổng chiều sâu chiến lược đạt tới gần 400km. Thời gian tiến hành chiến dịch của quân Đức ở Ba Lan khoảng gần một tháng trong đó hoạt động tiến công mang tính tích cực là 17 ngày. Với thời gian này, tốc độ tiến công trung bình tới hơn 20km/ngày đêm.
Trong các chiến dịch - chiến lược đầu tiên ở phía tây tiến công Pháp và các nước Đồng minh, Bộ Chỉ huy quân đội Đức sử dụng ba cụm tập đoàn quân chính diện triển khai khoảng 1.000km, chính diện tiến công 57km. Cụm tập đoàn quân A, lực lượng mạnh nhất, tiến công trên hướng chủ yếu với chính diện 170km. Cụm tập đoàn quân B, tiến công trên hướng thủ yếu, triển khai trên chính diện 400km. Cụm tập đoàn quân U, làm nhiệm vụ kìm giữ đối phương, hoạt động trên chính diện rộng 350km. Chiến dịch tiến công trên mặt trận phía tây kéo dài 25 ngày, trong đó hoạt động tiến công tích cực chiếm 18 ngày. Trên hướng chủ yếu, quân đội Đức đã đột nhập được vào sâu tới 320-350km. Tốc độ tiến công trung bình 18-20km/ngày đêm.
Một trong những đặc điểm quan trọng của các chiến dịch tiến công đầu tiên của Đức là đã huy động số lượng rất lớn lực lượng và phương tiện binh khí kỹ thuật, hoạt động tác chiến diễn ra đồng thời trên một không gian rộng. Nếu như trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vai trò chủ yếu để giành thắng lợi trong tiên công là các binh đoàn bộ binh, còn các binh đoàn, kỵ bình giữ vai trò quan trọng là lực lượng cơ đấu chiến tranh; trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự thay đổi cực lớn, huy động hàng loạt quân, binh chủng mới nhà s phát triển mạnh mẽ của vũ khí, trang bị. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, máy bay chỉ được sử dụng với số lượng ít ỏi, chủ yếu để trinh sát trên không; còn trong thời kỳ đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến đã sử dụng đến hàng nghìn máy bay. Thay thế cho lực lượng cơ động bằng các sĩ đoàn kỵ binh là các binh đoàn lớn xe tăng và thiết giáp, cùng với lực lượng ô tô vận tải. Đặc biệt, số lượng pháo binh tăng vọt, tạo sức mạnh hỏa lực mật tập rất cao. Các chiến dịch đầu tiên của phát xít Đức xâm lược Ba Lan, Pháp, Liên Xô đều được thực hiện trong khuôn khổ của chiến dịch - chiến lược tiến công Các chiến dịch này ngay từ đầu đã hướng đòn đột kích chủ yếu vào các hướng chiến lược đã được chuẩn bị từ trước, bao trùm một phần lớn chính diện của cả chiến cuộc.
Quân đội phát xít Đức sử dụng lực lượng xe tăng tập trung trên hướng chủ yếu. Các binh đoàn xe tăng lần đầu tiên được tập trung lại thành cụm xe tăng do một bộ tư lệnh chỉ huy thống nhất. Việc sử dụng tập trung với mật độ lớn lực lượng và phương tiện trong các chiến dịch - chiến lược tiến công vào mặt trận phía tây được thể hiện rõ nét hơn nhiều so với chiến dịch xâm lược Ba Lan, nên ở mặt trận này, quân Đức tuy tác chiến với đối tượng khá mạnh nhưng vẫn bảo đảm được ưu thế hơn hẳn đối phương về người và vũ khí, cho phép tiến công với tốc độ cao. Thời gian của chiến dịch so với các chiến dịch tiến công đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ nhất vì thế đã được rút ngắn lại rất nhiều.
Mặt khác, các chiến dịch đầu tiên của quân đội phát xít Đức trong các chiến cục trên đã cho thấy chiều sâu và tốc độ tiến công của chiến dịch không chỉ phụ thuộc vào việc tập trung lực lượng ưu thế hơn đối phương về người và phương tiện, vào sức mạnh của những đòn đột kích đầu tiên, mà còn phụ thuộc vào hình thức và phương pháp tác chiến cũng như cách vận dụng các hình thức và phương pháp đó. Trên thực tế, các chiến dịch - chiến lược lớn do quân đội phát xít Đức tiến hành trong thời kỳ đầu chiến tranh chủ yếu vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức hoạt động chiến đấu tiến công.
Một hình thức điển hình được sử dụng rộng rãi là đồng loạt cùng lúc đưa vào chiến đấu tất cả các lực lượng và phương tiện tiến công đột kích vào toàn bộ chiều sâu đội hình phòng ngự chiến dịch của đối phương, đồng thời tiến hành đột kích vào các mục tiêu hậu phương quan trọng. Việc sử dụng không quân và các binh đoàn xe tăng để tiến hành các cuộc đột kích đó, cùng với sự xuất hiện lực lượng đổ bộ đường không là hiện tượng khác hẳn các cuộc chiến tranh trước đó. Thực ra, tác chiến tiến công tổng lực đã từng được đề cập trong các tác phẩm quân sự bàn về quan điểm tiến hành chiến tranh, nhưng việc vận dụng vào thực tế tác chiến trên quy mô lớn, lại kết hợp chặt chẽ với nhau thì không hề dễ. Nhờ làm được điều đó nên quân đội phát xít Đức đã khiến cho đối phương luôn bị bất ngờ và chịu những hậu quả hết sức nặng nề như: các biện pháp tổng động viên bị phá vỡ, tổ chức chỉ huy bị gián đoạn và rối loạn, không kịp thời tổ chức lại được các lực lượng bị tổn thất lớn trong những cuộc hội chiến ở tuyến biên giới,...
Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức đã tính toán và chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ cho việc sử dụng các hình thức và phương pháp mới trong quá trình phát triển chiến dịch. Tư tưởng của Phícsơ, nhà chiến lược quân sự của Hitler - là cố gắng tạo các trận càn mới” trên bình độ chiến lược, nghĩa là cố gắng Phát triển công nhanh chóng bao vây và tiêu diệt các tập đoàn lớn của đối phương. Theo đó, tiến công thể hiện được tính cơ động cao. Khác với Chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch chỉ diễn ra bằng tác chiến theo tuyến cho tới khi bên đối phương phòng ngự bị ép phải rời khỏi vị trí, trong các chiến dịch dấu của Chiến tranh thế giới thứ hai, lợi dụng sức đột kích của xe tăng và không quân, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức đã thành công trong việc chia cắt, phá vỡ phòng ngự, vu hồi hai bên sườn và thọc sâu vào hậu phương của đối phương.
Việc vận dụng các hình thức tác chiến trên trong quá trình thực hành chiến dịch để bao vây và tiêu diệt các lực lượng địch đã được tiến hành rất linh hoạt. Phát xít Đức tiêu diệt được lực lượng chủ yếu của quân đội Ba Lan cũng bằng cách tiến hành chiến dịch bao vây chia cắt. Chiến dịch này tiến hành đột kích sâu vào hai bên từ Silêdi, Nasêpanê và Đông Phổ. Vòng vây ngoài tới tuyến Bagia, vòng trong tới khu vực tây sông Visla, Chiến dịch bao vây này sở dĩ thực hiện được một cách nhanh chóng là do Đức đã sử dụng tập trung ở hướng chủ yếu một lực lượng lớn xe tăng và không quân kết hợp với kiên quyết cơ động lực lượng.
Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức thường hoàn thành các chiến dịch bao vây và tiêu diệt các cụm tập đoàn lực lượng lớn của đối phương bằng cách chia cắt và đập vỡ tuyến phòng ngủ chiến lược. Việc thực hiện bao vây thường bằng hai vu hồi vào một điểm hoặc chia cắt và ép tập đoàn quân địch dạt tới hướng bờ biển hoặc một chướng ngại thiên nhiên nào đó. Trong các chiến cục ở Tây Âu, sau khi đột phá tuyến phòng ngự chiến lược qua Apôdua tới Apbiliu, một bộ phận của cụm tập đoàn quân Đức đã đánh ngược trở lại hướng tây bắc nhằm mục đích chia cắt và ép quân Đông minh về phía biển. Việc cơ động đó đã được hoàn thành chỉ trong 10 ngày ở cự ly gần 200km tính từ tuyến biên giới.
Trong các chiến dịch, để bao vây đối phương, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức thường sử dụng các binh đoàn và các liên binh đoàn chiến dịch, có nhiệm vụ chia cắt nhỏ lực lượng của đối phương cô lập từng bộ phận khỏi lực lượng chính. Cho nên chỉ tới ngày thứ 10 của cuộc tiến công vào Ba Lan, khi các tập đoàn quân đột kích của Đức từ Đông Phổ và Silêdi đã cơ động và đột nhập tới tuyến sông Búcgơ, mặc dù chưa hoàn toàn khép được vòng vây, song đã chia cắt đại bộ phận lực lượng của quân đội Ba Lan thành năm cụm lực lượng cô lập nhau.
Về sử dụng các binh chủng trong lực lượng vũ trang của Đức, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, để đạt được mục tiêu của các chiến dịch tiến công đầu tiên, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức cùng với việc sử dụng bộ binh đã huy động một lực lượng lớn không quân, các binh đoàn đổ bộ đường không, trên hướng ven biển là một lực lượng lớn hải quân. Và nhìn tổng thể thì trong Chiến tranh thế giới thứ hai, không những ngay từ đầu đã xuất hiện vai trò của các binh chủng mới, mà trên thực tế các loại hình binh chủng “cổ điển” như bộ binh, kỵ binh, pháo binh cũng đã có sự thay đổi rất lớn. Theo đó, tính chất sử dụng các loại binh chủng trong lực lượng vũ cũng thay đổi.
So sánh với thời kỳ đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất, có thể thấy các chiến dịch - chiến lược chỉ được tiến hành bằng các liên binh đoàn tại chỗ hoặc một số tập đoàn quân được tăng cường. Khả năng chiến đấu của lực lượng này được xác định trước hết bởi số lượng các binh đoàn bộ binh và kỵ binh, cùng với khả năng trang bị binh khí kỹ thuật về súng bộ binh và pháo binh. Không quân của các bên tham chiến lúc đó còn quá ít. Xe tăng xuất hiện không đáng kể trong một số trận đánh. Xe vận tải để chuyên chở binh lính chưa được sử dụng rộng rãi. Trong điều kiện đó, các chiến dịch - chiến lược chỉ đơn thuần bao gồm một số chiến dịch cấp độ tập đoàn quan, trong đó bộ binh giữ vai trò là yếu tố quyết định. Đến Chiến tranh thế giới thế hai lại khác, sự tham gia của một loạt các binh đoàn, binh đội và các binh quân chủng khác nhau trong một chiến dịch tất yếu đòi hỏi một loại hình chiến dịch mới. Bên cạnh các loại hình cổ điển như chiến dịch phương diện quân, chiến dịch tập đoàn quân và các trận hội chiến trên biển, đã xuất hiện các chiến dịch của tập đoàn quân xe tăng, chiến dịch đổ bộ đường không chiến dịch của không quân, hải quân,... Thông thường các chiến dịch ấy có thể được tiến hành độc lập, nhưng kết hợp chặt chẽ với nhau trong một chiến dịch - chiến lược thống nhất.
Trên các chiến trường lục địa, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức dành vai trò chủ yếu trong các chiến dịch tiến công cho lục quân, với liên binh đoàn cao nhất là các cụm tập đoàn quân. Các cụm tập đoàn quân này trên một hướng chiến trường hoặc trên một hướng chiến lược có thể đảm nhiệm độc lập giải quyết một nhiệm vụ chiến dịch - chiến lược nào đó. Thành phần cụm tập đoàn quân thường bao gồm hai đến bốn tập đoàn quân dã chiến, một đến hai tập đoàn quân xe tăng, một số lượng lớn binh đội, binh đoàn dự bị của Bộ Tư lệnh tối cao. Trực thuộc chiến dịch của mỗi cụm tập đoàn quân có một tập đoàn quân không quân. Như vậy, mỗi cụm tập đoàn quân thường có 35 - 50 binh đoàn bộ binh, 9.000 - 15.000 pháo, 500 - 1.000 xe tăng, 500 - 1.000 máy bay.
Dưới cụm tập đoàn quân là các tập đoàn quân. Tập đoàn quân dã chiến là liên binh đoàn chiến dịch cơ sở của lục quân, có thành phần và khả năng chiến đấu mạnh đáng kể, thường có từ hai đến bốn quân đoàn được tăng cường các binh đoàn xe tăng và thiết giáp, một số lượng lớn pháo tổng dự bị (trong tập đoàn quân biên chế khoảng 9 đến 12 sư đoàn). Nhờ có khả năng đột kích mạnh và cơ động lớn, lại được sự chi viện đắc lực của không quân và xe tăng, tập đoàn quân có thể giải quyết các nhiệm vụ chiến dịch - chiến lược lớn hoặc giải quyết các nhiệm vụ đột xuất khác nhau nảy sinh trong quá trình tác chiến.
Lực lượng chính của lục quân còn bao gồm các binh đoàn xe tăng và thiết giáp. Biên chế các binh đoàn xe tăng và thiết giáp trong các cụm tập đoàn quân của phát xít Đức cũng không cố định, có thể gồm năm binh đoàn như ở Cụm tập đoàn quân Bắc trong cuộc xâm lược Ba Lan, hoặc tới 15 binh đoàn như ở Cụm tập đoàn quân Trung tâm khi xâm lược Liên Xô. Cụm tập đoàn nào hoạt động trên hướng đột kích chủ yếu thường được tăng cường các binh đoàn xe tăng nhiều hơn hưởng khác. Các binh đoàn này thường được bố trí hoạt động trong thành phần lực lượng đi trước của cụm tập đoàn quân hoặc được tổ chức thành một tập đoàn quân liên kết chặt chẽ để phát triển tiến công và nâng cao tốc độ tiến công.
Phương pháp sử dụng lực lượng xe tăng của Đức rất linh hoạt. Trong thời kỳ đầu chiến tranh ở Ba Lan, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức phối thuộc hẳn các sư đoàn xe tăng và thiết giáp cho các tập đoàn quân dã chiến. Mỗi một tập đoàn quân thường nhận được từ một sư đoàn tới hai quân đoàn xe tăng thiết giáp. Đặc biệt, trước khi bắt đầu các chiến cục ở Tây Âu, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức tổ chức một tập đoàn quân xe tăng mạnh, gồm hai quân đoàn xe tăng và một quân đoàn thiết giáp (tổng cộng tới tầm sư đoàn), Tập đoàn quân này được giao nhiệm vụ hoạt động trên hướng chủ yếu và trực tiếp dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư lệnh Cụm tập đoàn quân A. Cũng trong giai đoạn này, một số tập đoàn quân khác như Tập đoàn quân số 18, Tập đoàn quân số 6, Tập đoàn quân số 4 được phối thuộc tới một quân đoàn xe tăng, thiết giáp. Việc sử dụng tập trung lực lượng xe tăng đã làm tăng tính linh hoạt và có của hoạt động chiến đấu.
Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức thường bố trí lực lượng xe tăng, thiết giáp ở Thê đội I với ý đồ ngay từ đầu đánh đòn thật mãnh liệt và sau một thời gian rất ngắn thọc thẳng vào trung tâm phòng ngự chiến dịch của bên đối phương. Các lực lượng cơ động này tránh đụng đầu với các bộ phận nhỏ của địch phòng giữ điểm tựa, khu vực ở sâu trong hậu phương thậm chí ngay khi bên sườn bị uy hiếp, vì nhiệm vụ ấy do các binh đoàn bộ binh của tập đoàn quân dã chiến tiến sau xe tăng đảm nhiệm. Tuy nhiên, các hình thức và phương pháp tác chiến với tính chất ấy không phải một thời gian ngắn là hình thành ngay. Trong các chiến cục ở Ba Lan và khi chuyển cuộc tiến công sang mặt trận phía tây, những nguyên tắc sử dụng lực lượng tăng, thiết giáp tập trung trên hướng chủ yếu vẫn chưa rõ nét và đầy đủ. Chẳng hạn khi tiến hành chiến dịch ở Ba Lan, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức sau khi tổ chức ra Tập đoàn quân xe tăng đột kích trên dải tiến công của Tập đoàn quân đã chiến số 10, đã phân tán một lực lượng đáng kể phối thuộc cho các tập đoàn quân làm nhiệm vụ tiến công trên các hướng khác.
Cách sử dụng ấy chứng tỏ Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức trên mặt trận Ba Lan vẫn lo lắng về giãn cách lớn giữa các binh đoàn xe tăng với lực lượng chính của tập đoàn quân. Và trường hợp trên vẫn còn thấy phổ biến trong điều kiện lực lượng xe tăng mặc dù đã đủ sức phát triển tiến công thuận lợi vào bên trong trung tâm, nhưng vẫn bị kìm giữ lại vì lo sợ bị các đòn đột kịch ở hai bên sườn khi xuất hiện những khoảng hở lớn hoặc do thọc vào quá sâu mà bộ binh chưa theo kịp. Chí khi tới các chiến cục ở Tây Âu, qua việc tổ chức ra một số binh đoàn xe tăng thành tập đoàn quân cơ động lớn được chỉ huy thống nhất để hoạt động trên hướng chủ yếu, thì Đức mới chứng tỏ được bước tiến rất lớn trong cách sử dụng xe tăng.
Trên thực tế, trong quá trình thực hành chiến dịch, nguyên tắc sử dụng xe tăng tập trung nhiều lần bị bỏ qua. Thậm chí có trường hợp tuyến phòng ngự chiến lược của địch cơ bản đã bị phá vỡ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thọc sâu vào hậu phương của địch bằng các tập đoàn xe tăng cơ động, nhưng Bộ Chỉ huy lục quân phát xít Đức ra nghiêm lệnh dùng lại chờ các binh đoàn bộ binh ở phía sau tiến lên mới tiếp tục tiến công. Tập đoàn xe tăng độc lập cũng được phối thuộc cho Tập đoàn quân đã chiến số 12 để cùng bộ binh tiến công. Quân đoàn xe tăng của Tập đoàn dã chiến số 12 cũng được tách ra phối thuộc cho một quân đoàn bộ binh và được sử dụng làm đội dự bị. Rõ ràng, tâm lý e ngại xe tăng tách khỏi đội hình bộ binh trong quá trình chiến dịch vẫn được khắc phục. Mãi tới cuối chiến dịch, lực lượng xe tăng của Đức mới được tổ chức lại thành tập đoàn quân và tốc độ tiến công mới được nâng lên. Sau khi đánh bại Pháp, Bộ Chỉ huy tối cao quân đội phát xít Đức mới đề cập rút kinh nghiệm và phân tích những kinh nghiệm sử dụng xe tăng trong các chiến dịch - chiến lược.
Sự cố gắng thọc sâu vào hậu phương phòng ngự của các tập đoàn xe tăng đã cho phép tạo được những đòn đột kích đánh chiếm các trục giao thông chính và các mục tiêu quan trọng khác có ý nghĩa chiến dịch - chiến lược. Phương pháp này đã được Bộ Chỉ huy quân phát xít Đức vận dụng rộng rãi trong. việc khắc chế các đài phòng ngự của đối phương. Lực lượng xe tăng của Đức đã giữ vai trò quan trọng khi tiến hành các đồng đột kích sâu, chia cắt và phá vỡ tuyến phòng ngự chiến lược của đối phương. Chẳng hạn như trường hợp đột kích của tập đoàn quân xe tăng độc lập hoặc các cuộc đột kích bằng xe tăng qua trung tâm nước Bỉ theo hướng Cambơpe, Ápbin cho phép nhanh chóng chia cắt và phá vỡ thế phòng ngự của quân Đồng minh ngăn cản sự hiệp đồng giữa các tập đoàn quân của Hà Lan, Bỉ, Pháp và quân đoàn viễn chinh của Anh trên mặt trận Tây Âu.
Việc sử dụng các binh đoàn bộ binh thưởng tiến sau các lực lượng cơ động, làm nhiệm vụ thanh toán các cụm lực lượng đối phương phía sau, đánh chiếm các khu vực trong hệ thống phòng ngự chiến lược và nếu điều kiện cho phép thì bao vây tiêu diệt đối phương. Các binh đoàn bộ binh thiết giáp thông thường cơ động sau xe tăng, củng cố và giữ vững các tuyến đã đánh chiếm được cho tới khi lực lượng chính của tập đoàn quân dã chiến tiến lên kịp. Các binh đoàn bộ binh tiến công trên hưởng thứ yếu thường đảm nhận nhiệm vụ kìm giữ đối phương trên chính diện, bảo đảm cơ động cho lực lượng tiến công trên hướng chủ yếu. Khi ngăn chặn các cuộc phản đột kích thường sử dụng các binh đoàn bộ binh dưới sự chi viện của xe tăng và không quân.
Về sử dụng lực lượng không quân, quan điểm của Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức cho rằng không quân có sức đột kích lớn vào sâu trong hậu phương của địch, có sức cơ động nhanh bởi vậy ngay trong các chiến dịch đầu tiên đã cố gắng sử dụng uy lực này ở mức tối đa. Trên thực tế, trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh giới thứ hai, thắng lợi giành được trong các chiến dịch đầu tiên trên chiến trường lục địa cũng như trên biển thường kết hợp rất chặt chẽ với không quân. Trong những chiến dịch hiệp đồng của các lực lượng vũ trang không thể thiếu vai trò đặc biệt của không quân. Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, hoạt động chiến đấu của lục quân và hải quân không thể đơn độc giải quyết được mà phụ thuộc một cách đáng kể vào lực lượng khác, đó là không quân.
Nhờ áp dụng mọi biện pháp đặc biệt trong sử dụng không quân. Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức đã thành công trong thực hành đòn đột kích bất ngờ đầu tiên, giành được thế chủ động chiến lược ngay từ đầu, phá vỡ hoặc ngăn cản các lực lượng chiến lược của đối phương đang triển khai. Chính sự hiệp đồng chặt chẽ với các binh đoàn xe tăng và thiết giáp trên bộ cũng như với các chiến hạm trên mặt biển đã tạo cho các chiến dịch đầu tiên có được quy mô lớn và tính quyết chiến cao.
Nhiệm vụ đầu tiên của không quân phát xít Đức được xác định là giành quyền làm chủ trên không. Bởi lẽ, hoạt động chiến đấu của không quân chỉ có thể phát huy được hết thế mạnh khi tạo được điều kiện giành và giữ quyền làm chủ trên không. Việc dùng quyền làm chủ trên không càng có ý nghĩa lớn trong thời kỳ đầu chiến tranh, khi mà các chiến dịch tiến công ban đầu tập trung lớn lực lượng, cần đến sự hỗ trợ và bảo vệ từ trên không. Nhiệm vụ quan trọng thứ hai ngay trong thời kỳ đầu chiến tranh là phá công cuộc tổng động viên và triển khai lực lượng chiến lược của đối phương. Để giải quyết được nhiệm vụ này, không quân Đức đã tiến hành các đòn đột kích rất tập trung vào các trung tâm chính trị và dân cư lớn, các trung tâm đường sắt, đường bộ, các căn cứ hải quân quan trọng, cả bến cảng và quân cảng, các đường giao thông, các căn cứ quân sự và đội hình của đối phương đang cơ động tới mặt trận. Nhiệm vụ thứ ba trong các chiến dịch đầu tiên của không quân Đức là không ngừng chi viện cho lục quân tiến công cũng như bảo đảm hoạt động chiến đấu của hạm đội trên chiến trường biển. Sau khi giải quyết hai nhiệm vụ dấu vào những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh, nhiệm vụ thứ ba trở thành nhiệm vụ cơ bản cho tới khi kết thúc chiến dịch. Không quân phải yểm hộ cho bộ binh trước các cuộc đột kích của không quân địch, tiến hành trinh sát đường không và thông báo cho Bộ Chỉ huy về nguy cơ uy hiếp có thể bị đột kích từ chính diện hoặc bên sườn, đồng thời giúp đột kích vào các đội dự bị của địch đang cơ động lên.
Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức khi sử dụng không quân, tương tự như khi sử dụng xe tăng, luôn luôn nắm vững nguyên tắc sử dụng tập trung trên hướng chính và vào các thời điểm quyết định. Phương pháp giành quyền làm chủ trên không đã được không quân phát xít Đức vận dụng thành công trên chiến trường Ba Lan. Đầu tiên là các cuộc đột kích bất ngờ và mãnh liệt của không quân vào căn cứ bố trí của không quân đối phương, tiếp đó mở cuộc tiến công của lực lượng xe tăng, thiết giáp vào các sân bay đối phương. Đó là một phương pháp mới mà Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức sử dụng trong chiến cục ở Ba Lan với mục tiêu giành được quyền làm chủ trên không. Ngay từ ngày đầu chiến tranh, các tập đoàn không quân số 1 và 4 của phát xít Đức đã tiến hành đột kích vào các sân bay của Ba Lan, kéo dài đến ngày thứ ba của cuộc chiến tranh Cùng lúc với việc đột kích sân bay, không quân phát xít Đức còn liên tục đánh vào các kho xăng kho đạn, sở chỉ huy, trung tâm thông tin liên lạc, một số nhà máy công nghiệp hàng không của Ba Lan. Hoạt động chiến đấu tiến công kiên quyết với tốc độ cao của các binh đoàn xe tăng, cơ giới, đánh chiếm các sân bay, các kho nhiên liệu, đạn dược, các khu vực công nghiệp hàng không đã gây thêm khó khăn lớn cho Ba Lan trong việc di chuyển lực lượng của không quân, khôi phục và sửa chữa sân bay của mình.
Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức đã tiếp tục nhanh chóng giành được ưụ thể làm chủ trên không trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh với Pháp, Bỉ và Hà Lan. Cũng với phương pháp tương tự như trên chiến trường Ba Lan, ngay từ đầu không quân phát xít Đức đã đánh bất ngờ và mãnh liệt vào hệ thống sân bay của lực lượng không quân Đồng minh, kết hợp chặt chẽ với cuộc tiến công chiến lược ào ạt và mãnh liệt của lục quân. Đế chế áp lực lượng không quân của Pháp, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức huy động tham gia hơn 3.000 máy bay chiến đấu. Ngay trong ngày đầu tiên đánh sang Tây Âu - ngày 10 tháng 5 năm 1940, không quân phát xít Đức đã cùng lúc tập kích bằng đường không vào 72 sân bay bố trí trên đất Bì, Hà Lan và Bắc Pháp, và từ những phút ban đầu đã tiêu diệt vài trăm máy bay. Sở dĩ giành được thắng lợi lớn như vậy vì phát xít Đức đã tiến hành trinh sát rất chu đáo, nắm chắc tình hình bố trí của không quân Pháp và đặc biệt là tình hình bảo đảm phòng không tại các sân bay này từ vài tháng trước khi tiến hành cuộc xâm lược.
Ngày 11 tháng 5, ngày thứ hai của cuộc tiến công Tây Âu, không quân phát xít Đức tiếp tục các cuộc đột kích vào sân bay Pháp và lại tiêu diệt ngay trên mặt đất 400 máy bay, ngày 12 tháng 5 diệt tiếp 200 chiếc nữa. Những ngày tiếp sau, do không quân Pháp di chuyển sâu vào trong hậu phương nên không quân Đức chuyển sang tập kích các mục tiêu công nghiệp hàng không của Pháp, gây thiệt hại nặng nề. Ngày 3 tháng 6, sau khi phát hiện được khu vực bố trí mới của không quân Pháp, Đức lại tổ chức đánh bồi vào các sân bay mới, tiêu diệt thêm 500 chiếc, ngày 4 tháng 6 diệt hơn 200 chiếc và ngày 5 tháng 6 diệt 140 chiếc máy bay của Pháp ở sâu trong hậu phương.
Về sử dụng không quân chi viện cho lục quân, điển hình là hoạt động chiến đấu của không quân Đức khi lực lượng lực quân tiến hành vượt sông Meuse. Sáng sớm 13 tháng 5, Sư đoàn xe tăng số 1 của Đức tới bờ sông và chuẩn bị vượt sông. Pháo binh của Sư đoàn còn rớt lại ở sau, bị các phân đội pháo của Pháp đánh trả rất mạnh nên không thể vượt sông. Tới trưa, trên chiến trưởng xuất hiện khoảng gần 1.000 máy bay của phát xít Đức. Bằng phương pháp ném bom bổ nhào, không quân Đức đã hoàn toàn chế áp các đại đội pháo binh của Pháp, nhanh chóng tạo điều kiện cho Sư đoàn xe tăng số 1 vượt sông thuận lợi. Không quân đồng thời giữ vai trò to lớn khi chiến đấu với các tập đoàn quân của đối phương đã bị bao vây. Còn trên mặt biển, thực chất hoạt động của không quân là tạo điều kiện giành quyền làm chủ mặt biển. Trên thực tế, việc hoàn thành các nhiệm vụ trên trong thời kỳ đầu chiến tranh đã chứng tỏ hiệu quả của phương pháp sử dụng không quân tập trung linh hoạt và đa dạng của Bộ Chỉ huy quân đội Đức.
Cùng với việc sử dụng tập trung bộ đội xe tăng và không quân, việc sử dụng lực lượng đổ bộ đường không của Đức trong các chiến dịch đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai được coi như hiện tượng mới xuất hiện trong chiến tranh. Sự phát triển nhanh chóng ngành vận tải hàng không quân sự những năm trước chiến tranh đã tạo ra tiền đề thực tiễn để sử dụng rộng rãi lực lượng đổ bộ đường không. Vào khoảng cuối những 1930, vận dụng kinh nghiệm của Liên Xô, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức đã chuẩn bị khá chu đáo cho việc nghiên cứu sử dụng lực lượng đổ đường không trong hoạt động chiến đấu.
Các chiến dịch đổ bộ đường không đầu tiên của phát xít Đức được sử dụng khi xâm lược Bỉ và Hà Lan. Cách sử dụng lúc này mới ở mức độ chiến thuật như đánh chiếm các sân bay, cầu cống, trung tâm giao thông và một số bàn đạp ở khu vực bờ Biển Bắc nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của lính thủy đánh bộ hoặc tăng nhanh hơn nữa tốc độ tiến công của lục quân. Đạt được kết quả tốt nhất là các cuộc đổ bộ đường không ở khu vực hậu phương khi lục quân đang tiến công.
Trên chiến trường Bỉ, mục tiêu chủ yếu của lực lượng đổ bộ đường không Đức là đánh chiếm các cầu qua sông Meuse và cảng Ebanemaca - cảng nằm án ngữ đường tiến quân về phía sông Meuse và phòng tuyến phòng ngự của Bi chạy dọc theo sông đào Anbera. Thắng lợi của cuộc đổ bộ này đã tạo điều kiện tiên quyết cho lực lượng quân đội phát xít Đức vượt qua sông Meuse, thọc sâu vào bên trong nước Bỉ, đánh chiếm được kênh đào Anbarota trước quân đội Bi. Các lực lượng đổ bộ đường không đổ bộ xuống Hà Lan tuy bị mất đi tính bất ngờ và bị thiệt hại nặng, nhưng cũng vẫn hoàn thành nhiệm vụ là đánh chiếm được một số sân bay, vượt qua sông Meuse, Baan và hạ lưu sông Ranh, ngăn cản quân đội Hà Lan không thể tổ chức phòng ngự vững chắc ở các khu vực phía đông và nam con đường dẫn đến Gaara.
Có được các kết quả trên một phần do bản thân lực lượng đổ bộ đường không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, nhưng một phần quan trọng chính là sự chi viện tích cực của không quân. Không quân đã vận chuyển đầy đủ vũ khí, đạn dược và các loại lương thực, thực phẩm khi các đơn vị đổ bộ phải kéo dài cuộc chiến đấu cách xa lực lượng tiến công chính, mà điển hình là ở Đan Mạch. Không quân Đức cũng dùng hỏa lực đột kích ngăn chặn các cuộc tiến công chống đổ bộ của đối phương như ở khu vực Enaen chiến đấu với không quân đội phương khi lực lượng đổ bộ bị ngăn chặn, điển hình như cuộc chiến đấu của không quân Đức với không quân Anh trên đường tiến tới Gaara.
Kinh nghiệm các cuộc đổ bộ đường không của quân đội Đức ở Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan và Bỉ chứng minh rằng mặc dù mới ở mức quy mô chiến thuật, sự xuất hiện lực lượng đổ bộ đường không đã tạo ra được ý nghĩa to lớn về mặt chiến dịch. Kết hợp chặt chẽ và đồng thời với các binh đoàn bộ binh và xe tăng tiến công từ chính diện, lực lượng đổ bộ đường không có thể phá vỡ hoặc ngăn chặn việc triển khai một cách có kế hoạch các lực lượng chiến lược của đối phương phá vỡ hệ thống phòng ngự có tổ chức, gây ra sự hoảng loạn đối với dân chúng địa phương và quân đội, bảo đảm cho tốc độ tiến công của chiến dịch được nâng cao hơn. Khi tiến hành truy kích, lực lượng đổ bộ đường không được sử dụng để ngăn chặn đường rút lui của đối phương, đồng thời giúp đỡ một cách đắc lực cho lực lượng đang tiến công trên mặt đất hoàn thành việc tiêu diệt các lực lượng đối phương còn lại.
Về sử dụng lực lượng hải quân, đặc điểm hoạt động của hải quân phát xít Đức trong các chiến dịch tiến công đầu tiên còn khá hạn chế. Chẳng hạn như ở chiến trường Ba Lan, nhiệm vụ chủ yếu của hải quân Đức chỉ là rải mìn phong tỏa một số vịnh. Đồng thời, trên cơ sở đó, Bộ Tư lệnh hải quân Đức cố gắng bảo đảm cho hạm đội giành được quyền tự do hoạt động trên biển nhằm tiêu diệt hạm đội rất yếu của Ba Lan, ngăn chặn các cuộc vận chuyển hàng của Ba Lan ở biển Ban Tích. Chỉ có một lần hạm đội được huy động để trực tiếp chi viện cho lục quân tác chiến. Đó là trường hợp khi Đức cần phải chế áp bằng hỏa lực một số khu phòng thủ của Ba Lan.
Sự phối hợp hoạt động của hạm đội phát xít Đức với lục quân khi xâm lược Hà Lan, Bỉ và Bắc Pháp cũng không hơn giờ chiến trường Ba Lan. Bờ biển vẫn do hạm đội của quân Đồng minh và hạm đội của Anh làm chủ ở Bắc Hải và La Mãng. Chính từ nguyên nhân ấy mà mãi đến giai đoạn cuối cùng của chiến dịch tiến công, khi quân đội phát xít Đức đã ép được các đơn vị quân đội Anh và quân đội Pháp về phía biển thì hạm đội của phát xít Đức cũng không có đủ khả năng ngăn chặn cuộc rút quân của các lực lượng đối phương bằng hàng trăm tàu vận chuyển từ Đoongkec ra các đảo của Anh.
Vai trò đáng kể hơn cả của các hạm đội Đức chỉ được thực hiện khi xâm lược Đan Mạch và Nauy. Hoạt động chiến đấu của hải quân trong chiến dịch đầu tiên khi quân đội phát xít Đức tiến hành xâm lược các nước này được phối hợp với hoạt động chung theo một ý định thống nhất giữa các đòn đột kích của hải quân và quân đổ bộ đường không.
Phân tích các chiến dịch tiến công đầu tiên trên chiến trường lục địa châu Âu của quân đội phát xít Đức cho thấy vai trò và ý nghĩa của những hoạt động chiến đấu đã có nhiều thay đổi có tính chất đột biến so với các cuộc chiến tranh đã diễn ra trước kia. Việc sử dụng với quy mô rộng lớn hàng loạt phương tiện như xe tăng và máy bay, các hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh với tính chất quyết liệt hơn trong đấu tranh vũ trang đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong quy mô hoạt động chiến đấu. Trong quá trình những chiến dịch đầu tiên, việc triển khai các lực lượng chiến lược trước đối phương và giành ngay quyền chủ động về chiến lược đã tạo cho quân đội phát xít Đức khả năng không những đánh chiếm được khu vực lãnh thổ rộng lớn và tiêu diệt lớn lực lượng vũ trang của các nước đối địch, mà còn loại ra ngoài vòng chiến một loạt nhà nước.
Yếu tố quyết định để giành thắng lợi to lớn như vậy trong các chiến dịch đầu tiên trước hết là do tận dụng được những đòn chiến lược đánh phủ đầu, huy động và tận dụng được hết. ưu thế sức mạnh của các lực lượng trên bộ và trên không để tham gia các chiến dịch, triển khai và tập trung được những lực lượng đột kích trên các hướng chiến lược đã được chuẩn bị và lựa chọn từ trước. Lực lượng - xe tăng và không quân đã trở thành sức mạnh đột kích chủ yếu của quân đội phát xít Đức Việc kiên quyết tập trung lực lượng, ưu thế trên các hướng đột kịch chủ yếu đã cho phép Đức nhanh chóng đột kích và phá vỡ các tuyến phòng ngự, chia cắt đối phương tạo ra được các lỗ hồng rất lớn mà đối phương không có cách gì khôi phục được Hoạt động chiến đấu ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh đã mang tính cơ động rất cao. Do vậy, một loạt thành quả đạt được trong các chiến dịch đầu tiên do quân đội phát xít Đức giành được là tất yếu, hợp quy luật. Ngay trong các chiến dịch đầu tiên, phát xít Đức đã đánh bại hoàn toàn Ba Lan, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Lúcxămbua, Nam Tư, Hy Lạp, Pháp. Đức còn buộc Anh phải rút khỏi lục địa châu Âu và lâm vào tình thế bị uy hiếp xâm lược lãnh thổ.
Về hoạt động phòng ngự chiến lược của Ba Lan, có thể thấy rõ ràng là mặc dù đã có sự chuẩn bị từ trước, song cơ bản họ vẫn bị bất ngờ về chiến lược, và điều đó thuộc về tính quy luật của thời kỳ đầu chiến tranh đối với bên bị tiến công xâm lược. Về thực chất, có thể coi sự phát động tiến công xâm lược của phát xít Đức vào Ba Lan và Tây Âu là thời kỳ đầu chiến tranh trong tổng thể Chiến tranh thế giới thứ hai. Tất nhiên khi nhìn nhận khách quan về so sánh lực lượng quân sự trực thì các nước này không thể bì kịp với nước Đức phát xít- Song, việc bị thảm bại nhanh chóng chỉ sau những chiến dịch đầu tiên của thời kỳ đấu chiến tranh thì chắc chắn còn do những khiếm khuyết về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh.
Xét một cách công bằng thì không thể nói nhà nước và quân đội của Ba Lan thiếu tinh thần kháng chiến, mà họ thua nhanh vì đối phương quá mạnh. Những cuộc chiến đấu phòng ngự đầu tiên của các binh đoàn Ba Lan theo kế hoạch tác chiến đã được hoạch định trên các tuyến phía trước với nhiều lập đoàn quân. Còn trên các hướng khác, dải phòng ngự chạy dài theo tuyến biên giới trở thành dải phòng ngự chủ yếu. Nhiệm vụ quan trọng của hệ thống phòng không Ba Lan khi bắt đầu có chiến tranh là ngăn chặn các cuộc tập kích của không quân địch và bảo đảm sự hoạt động của các mục tiêu, trong trường hợp các mục tiêu đó bị tập kích. Thế nhưng trên thực tế, nhiệm vụ phòng không đó đã không thực hiện được. Các cuộc xâm nhập của không quân Đức đã không gặp phải sức chống cự đáng kể nào của hệ thống phòng không Ba Lan. Kể cả khi tiến hành tập kích vào các mục tiêu đã dự định nằm sâu trong tung thâm, không quân phát xít Đức đã tiêu diệt được các mục tiêu đó với tổn thất ít nhất vì hầu như không gặp trở ngại gì lớn.
Khi bắt đầu chiến tranh, trong hệ thống phòng không của Ba Lan có thể sử dụng được khoảng 400 máy bay tiêm kích. Nhưng ngay từ ngày đầu, trước các cuộc tập kích của không quân Đức, không quân Ba Lan đã bị mất một số lớn các binh đội máy bay tiêm kích của mình. Ngoài không quân, hệ thống phòng không của Ba Lan chỉ có 200 pháo phòng không cỡ vừa và 200 pháo phòng không loại nhẹ. Trên thực tế, khi bắt đầu cuộc chiến tranh, Ba Lan có bốn trung đoàn pháo cao xạ bảo vệ Vacsava, Kracốp, Vinnô và Gørốtnô, lực lượng phòng không của sư đoàn môtô cơ giới có ba đại đội pháo độc lập. Cộng toàn bộ lực lượng trong hệ thống phòng không của Ba Lan chi vỏn vẹn gồm gần 50 đại đội pháo cao xạ. 2 tiểu đoàn sửa chữa sản bay và 2 đại đội đèn chiếu sáng.
Chỉ với lực lượng phòng không quá mỏng manh như thế thì rõ ràng không quân phát xít Đức, sau khi đã làm chủ được trên không, dễ dàng thực hành đột kích vào các mục tiêu dự định mà hầu như không bị một đòn trừng phạt nào đáng kể. Sức chống đã yếu ớt của hệ thống phòng không Ba Lan chỉ tô điểm thêm cho những trận oanh kích hoành tráng của không quân phát xít Đức thỏa sức phá tan các cuộc vận chuyển của quân đội Ba Lan, đánh liệt hoàn toàn mạng đường sắt, tập kích vào các lực lượng của Ba Lan đang rút lui để chia cắt mảnh và cô lập với hậu phương. Ngay trong ngày đầu tiên của chiến tranh, Thủ đô Vacsava của Ba Lan đã phải hứng chịu bốn trận mưa bom, bão đạn của không quân Đức.
Nguyên nhân chính của tình trạng đó là do ngay từ ngày đấu chiến tranh, không quân phát xít Đức đã hoàn toàn giành quyền làm chủ trên không. Lực lượng không quân tiêm kích của Ba Lan ngay từ những giờ đầu của cuộc chiến tranh trên thực tế đã bị loại ra khỏi vòng chiến bởi các đòn tập kích tập trung ồ ạt đầu tiên của không quân Đức vào các sân bay. Sang các ngày sau, lực lượng chủ yếu của không quân Đức càng được tăng cường mở các cuộc đột kích phá vỡ sự vận chuyển của các lực lượng quân đội Ba Lan vừa được tổng động viên đang loay hoay triển khai tác chiến. Việc vận chuyển bằng đường sắt của Ba Lan nhanh chóng bị gián đoạn. Công tác vận chuyển các lực lượng dự bị tới mặt trận cũng không thể thực hiện được. Việc di chuyển, sơ tán máy bay của Ba Lan đã không thể tiến hành kịp thời, hoặc có thực hiện được một phần thì lại liên tục chịu sức ép thường xuyên của không quân Đức nên thường bị động kéo dài suốt trong quá trình diễn biến chiến cục chiến tranh. Quân Đức tiến quá nhanh vào bên trong lãnh thể Ba Lan, thậm chí tới trước cả các khu vực mà không quân Ba Lan dự định sẽ di chuyển đến. Do đó, không quân Ba Lan thực chất chỉ lo di chuyển từ sân bay này đến sân bay khác.
Tình hình như vậy gây nên hậu quả thật nặng nề và cuối cùng dẫn đến cuộc khủng hoảng không thể tránh khỏi là Bộ Chỉ huy quân đội Ba Lan không chỉ huy được lực lượng không quân nữa. Toàn bộ lực lượng không quân Ba Lan mặc dù lúc này vẫn còn một số lượng khá lớn máy bay chiến đấu nhưng trên thực tế không còn sức chiến đấu. Tuy một số bình đội không quân Ba Lan, đặc biệt là không quân tiêm kích, cũng đã thể hiện sự nỗ lực bằng một số đòn đánh trả vào quân Đức trên mặt đất và trên không, nhưng do thiếu tính tổ chức nên tác chiến rời rạc, yếu ớt, không cân sức và cuối cùng bị tổn thất lớn.
Trước sức đột kích mạnh mẽ và bất ngờ của quân Đức ngay ngày thứ hai của cuộc chiến tranh, hệ thống phòng ngự của Ba Lan đã bị chọc thủng một số hướng, các tập đoàn quân Lốtgiơ và Kracốp đứng trước nguy cơ bị vu hồi vào bên sườn, vì giữa các đơn vị này hình thành nhiều khoảng trống rất đáng lo ngại. Trên hướng tây bắc, lực lượng chủ yếu của một tập đoàn quân khác cũng ngay lập tức bị cắt nhỏ trong hành lang hẹp nối giữa Nômari và Đông Phổ. Lực lượng của Ba Lan bắt đầu cuộc rút lui khỏi hành lang trên về phía sông Visla, vì ở đó Ba Lan chưa điều kịp lực lượng khác đến phòng giữ.
Mặt trận như vậy bị phá vỡ. Hơn nữa, ý đồ của Ba Lan định tuần tự rút các binh đoàn khỏi vòng chiến để lui về phòng giữ tuyến phòng ngự chủ yếu trên một số khu vực đã không thực hiện được. Quân đội phát xít Đức lợi dụng ưu thế về sức cơ động so với Ba Lan đã nhanh chóng tiến về phía trước, đột kích vào cạnh sườn của các tập đoàn quân Ba Lan, khiến quân đội Ba Lan đứng trước nguy cơ bị bao vây và tiêu duy phải tiếp tục rút chạy sâu hơn vào bên trong. Các cuộc đột kích của không quân Đức lúc này tập trung vào đội hình dạng rút chạy của Ba Lan. Với tình thể biến chuyển quá nhanh lúc đó, có thể thấy rõ hy vọng của Ba Lan lui về phòng giữ tuyến phòng ngự chính đã chuẩn bị dù chỉ là tạm thời, để bảo đảm triển khai các lực lượng dự bị chiến lược ở phía sau, đã bị phá sản hoàn toàn.
Các tập đoàn quân Ba Lan bị quân Đức vụ hội vào cả hai bên sườn đã phải tác chiến trong hoàn cảnh bị cô lập, không liên hệ được với nhau. Thông tin liên lạc ngay trong thời kỳ đầu cuộc chiến tranh đã bị gián đoạn. Bộ Chỉ huy quân đội Ba Lan không nắm được các sự kiện đang diễn biến và hoạt động chiến đấu của quân sĩ, ngoài nguồn tin duy nhất là mặt trận phía tây bị phá vỡ và không còn khả năng khôi phục lại được. Hy vọng ngăn chặn và giữ được một số khu công - nông nghiệp quan trọng ở tả ngạn sông Bátla của Ba Lan cũng không đạt được. Ba Lan rút quân về phía đông để dựng lại tuyến phòng ngự chiến lược mới trên bờ sông Narép, Visla và San. Song mãi cho đến chiều 5 tháng 9, Bộ Chỉ huy quân đội Ba Lan mới ra được chi thị mới cho các tập đoàn quân. Và trong thực tế, tuyến phòng ngự đó không được chuẩn bị chu đáo. Hệ thống công sự mới được xây dựng vội vã khi bắt đầu có chiến tranh. Do tình huống chuyển biến quá nhanh nên khi các đơn vị đã rút về đến sông Visla mà ở đó các công trình phòng ngự chưa được hoàn thành, còn trên tuyến Narép và sông San, hệ thống công sự thậm chí còn chưa được triển khai xây dựng.
Tình hình trầm trọng trên là do lúc này Bộ Chỉ huy quân đội Ba Lan về thực chất không còn một lực lượng dự bị chiến lược nào đáng kể để có thể chiếm lĩnh tuyến phòng ngự chiến học mới, hoặc ít ra cũng có thể ngăn chặn, che chở cho hướng nguy cấp nhất. Trong quá trình tác chiến phòng ngủ trên các khu vực ở phía tây và khi đang rút quân, Bộ Chỉ huy quân đội Ba Lan đã nhiều lần có ý định cổ tổ chức các cuộc phản đột kích nhằm cải thiện thể phòng ngự đang tan vỡ đặc biệt nghiêm trọng, nhưng lực lượng dự bị chiến lược lại quá mỏng. Chỉ dựa vào một số sư đoàn bộ binh và một số lữ đoàn kỵ binh thì chắc chắn không thể ngăn chặn được các lực lượng xe tăng lớn của quân đội phát xít Đức đang tiến công với ưu thế vượt trội về mọi mặt, nhất là sức cơ động chiến đấu rất cao. Bởi vậy, thực chất các lực lượng trên của Ba Lan cuối cùng chỉ được sử dụng để tăng cường phòng ngự cho các binh đoàn thuộc Thê đội I, hoặc để cố ngăn chặn, bịt các lỗ hổng trong hệ thống phòng ngự chung.
Khi Tập đoàn quân dự bị Nơpytsư của Ba Lan tiến hành cuộc phản đột kích vào lực lượng chủ yếu thuộc Tập đoàn quân số 10 của Đức là Quân đoàn môtô cơ giới số 16 đang thọc vào hưởng Niôttoráp, Tômansáp, Nagiovétski, thì lực lượng Ba Lan trên thực tế chỉ có một sư đoàn bộ binh và một lữ đoàn kỵ binh. Phản đột kích lại tổ chức rất kém, lực lượng vừa suy yếu vừa phân tán, công tác hiệp đồng với Tập đoàn quân Lốtgiơ ở bên cạnh lại không được tổ chức chu đáo; không có lực lượng nào chịu trách nhiệm yểm trợ, che chở cho lực lượng đang triển khai phản đột kích. Trên thực tế cuộc phản đột kích tiến hành rời rạc và không có một ảnh hưởng nào đáng kể đến tình huống đang diễn biến. Lực lượng phản đột kích bị tổn thất nặng nề và khi buộc phải rút lui thì bị tiêu diệt.
Cuộc phản đột kích của Tập đoàn quân Negionan phối hợp với một bộ phận lực lượng của Tập đoàn quân Nômepie cũng không đạt được kết quả có ý nghĩa về chiến dịch. Mục đích của cuộc phân đột kích nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng Tập đoàn quân số 8 của phát xít Đức tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút đại quân về Vacsava. Lực lượng phân đột kích tổ chức thành ba sư đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo hạng nặng bất ngờ tiến hành trên một chính diện 24km trong đêm 10 tháng 9, khi không quân Đức không thể tiến hành các cuộc tập kích từ trên không. Qua hai ngày giao chiến, kết quả Ba Lan tiêu diệt được Sư đoàn bộ binh số 30 của phát xít Đức, bắt được 1.500 tù binh và thu được 30 khẩu pháo. Các binh đội còn lại của Đức đang bảo vệ sườn trái của Tập đoàn quân số 8 bị đánh bật lại vài cây số về phía nam sông Bôduara. Thế nhưng, ngay sau đó, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức đã nhanh chóng tung vào khu vực tác chiến lực lượng chính của Tập đoàn quân sống cùng một số binh đoàn thiết giáp của Tập đoàn quân số 4 và Tập đoàn quân số 10, thì Tập đoàn quân Negionan của Ba Lan rơi vào tình trạng bị bao vây bởi 16 sư đoàn địch, bắt buộc phải chuyển sang phòng ngự vòng tròn.
Từ ngày 1 đến 17 tháng 9, Bộ Chỉ huy quân đội Ba Lan còn cố gắng tổ chức một số cuộc phản đột kích khác nữa, nhưng ngay các thành quả về chiến thuật cũng không đạt được. Cuối cùng, Ba Lan cũng không tổ chức được tuyến phòng ngự chiến lược mới ở phía trong dọc theo sông Narép, Visla, San. Rõ ràng quân đội Ba Lan thua kém quân đội Đức về khả năng cơ động bởi vậy các binh đoàn Ba Lan không thoát ra được hết khỏi khu vực đang giao chiến để lui về tuyến dự định phòng ngự mới vì rơi vào các đòn đột kích khác. Quân đội phát xít Đức thọc sâu vào trục giao thông trong hậu phương của Ba Lan, chặn đầu các đơn vị đang rút lui, buộc họ phải chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức bất lợi. Không quân phát xít Đức lúc này hoàn toàn làm chủ trên không nên cuộc rút lui của Ba Lan cũng khó khăn và phức tạp. Do Đức không ngừng ném bom vào các binh đội đang rút lui phá các cầu trên đường giao thông, bến vượt sông nên quân đội Ba Lan rút lui rất chậm chạp.
Việc không có đủ các lực lượng dự bị chiến lược và chiến dịch đã bó tay Bộ Chỉ huy quân đội Ba Lan về khả năng lấp lỗ hổng giữa các tập đoàn quân, không tạo ra những quả đấm mạnh có tổ chức để tiến hành những cuộc phản đột kích hoặc tạm thời chiếm lĩnh các tuyến phòng ngự trung gian. Việc Bộ Chỉ huy quân đội Ba Lan không nắm được tình hình từ các binh đoàn đang tác chiến, do thông tin liên lạc coi như hoàn toàn bị gián đoạn, thực chất là không chỉ huy được bộ đội và nhanh chóng dẫn đến hậu quả nặng nề là đưa đến một cuộc rút lui vô tổ chức.
Thực tế tới trung tuần tháng 9, quân đội Ba Lan không còn là một khối thống nhất. Tuy nhiên, trên đất nước Ba Lan, đặc biệt ở một số khu vực gần các thành phố và khu công nghiệp lớn, vẫn còn nhiều ổ để kháng lớn của quân đội chính quy và nhân dân địa phương kiên cường chống quân phát xít Đức xâm lược. Một số khu vực đã giữ được một thời gian tương đối lâu như các vùng phụ cận Cútnô, Vacsava, Padam, Demlolirôm,. Tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh dũng chống phát xít là khu vực đồn trú Khenlia. Khu vực đồn trú này bị bao vây ngay từ ngày đầu nhưng đã tự phòng giữ cho tới ngày cuối cùng. Một điển hình khác là những ngày chiến đấu ngoan cường của quân và dân Vacsava bảo vệ Thủ độ. Cuộc chiến đấu đã diễn ra hết sức ác liệt và kiên cường. Quân đội phát xít Đức đã tập trung hàng trăm pháo cùng không quân ngày đêm oanh tạc. Thủ đô Vácsava bị phá hủy và nhiều người bảo vệ bị chết đói, không còn nước và ánh sáng, nhưng cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đó vẫn tiếp tục, đánh bật một số đợt tổng công kích của địch. Chỉ mãi tới ngày 28 tháng 9 năm 1939, khi Ba Lan đã thực sài bị thất bại. Thủ đô Viesava mới thôi không chống cự nữa.
Những người cộng sản Ba Lan đã thể hiện là những chiến sĩ tiên phong đấu tranh vì nền độc lập và tự do của Tổ quốc. Hoàn toàn vững tin ở sức mạnh và khả năng của nhân dân Ba Lan trong cuộc chiến đấu chống xâm lược, sau khi Ba Lan bị thất bại, họ không hạ vũ khí. Với tinh thần “chiến tranh phải đã kết thúc”, những người cộng sản Ba Lan đã cùng nhân dân giương cao ngọn cờ chống phát xít xâm lược, giải phóng Tổ quốc, tiến hành đấu tranh bí mật trong điều kiện cực kỳ khó khăn, đóng góp vẻ vang vào sự nghiệp đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít xâm lược về sau này.
Tương tự như đối với Ba Lan, hoạt động phòng ngự của một số nước Tây Âu trước các chiến dịch - chiến lược tiến công của phát xít Đức cũng đã bị bẻ gãy hết sức nhanh chóng. Rõ ràng Pháp, Bỉ, Hà Lan và các nước khác đã bị rơi vào thế bất ngờ chiến lược khi quân đội phát xít Đức đột nhiên bẻ quặt mũi tiến công xâm lược tủ hướng đông là Ba Lan sang hướng tây. Và điều quan trọng hơn là hàng loạt nước Tây Âu, kể cả những cường quốc quân sự như Pháp và Anh, đều ít nhiều hoảng loạn vì hiệu ứng domino do Đức tạo ra. Một khối lượng khổng lồ vũ khí, phương tiện chiến tranh trong đó phần lớn là xe tăng và pháo binh rơi vào tay phát xít Đức.
Chỉ với một chiến dịch - chiến lược đầu tiên của quân đội Đức ở Tây Âu đã dẫn đến sự khủng hoảng trong tính toán của các nhà chiến lược hòng áp dụng hình thức phòng ngự trận địa khi bắt đầu của cuộc chiến tranh. Tình hình trên đã làm thay đổi một cách đột biến tương quan lực lượng trên chiến trường phía tây, trong đó ưu thế tuyệt đối thuộc về quân đội phát xít Đức. Hơn nữa, chính do sự đầu hàng nhanh chóng của Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua và một số khu vực Bắc nước Pháp mà nước Đức đã chiếm được một lãnh thổ rộng lớn bao gồm nhiều trung tâm kinh tế quan trọng. Ngoài ra, khi chiến dịch kết thúc thắng lợi, quân đội Đức đã tiến đến bờ sông Som và Frina, tạo được tính huống rất thuận lợi để tiếp tục giáng những đòn quyết định vào nước Pháp cũng như triển khai các chiến dịch trên biển và trên không chống nước Anh.
Phát xít Đức phát động cuộc chiến tranh xâm lược Bỉ và Hà Lan vào hồi 5 giờ 30 ngày 10 tháng 5 năm 1940. Tới 6 giờ, Chính phủ Bỉ và Hà Lan yêu cầu các nước Đồng minh giúp đỡ để ngăn chặn cuộc xâm lược của phát xít Đức. Trước đòn đột kích mạnh mẽ của quân đội phát xít Đức vào phía bắc của Bi và Hà Lan, Bộ Tổng Tư lệnh Pháp cho rằng đã dự đoán đúng đột kích chủ yếu của địch và không hề dao động ra mệnh lệnh triển khai các lực lượng chiến lược hoạt động theo phương án "Đilo - Breda”. Cuộc chiến tranh ở Tây Âu bắt đầu.
Các binh đoàn phái đi trước của quân đội Pháp với thành phần là kỵ binh và các sư đoàn thiết giáp nhẹ đã bắt đầu cơ động ngay sau khi có lệnh. Theo tính toán của Bộ Chỉ huy quân Pháp, để tập trung và triển khai xong lực lượng chủ yếu của Cụm tập đoàn quân số 1 trên tuyến Antovapen, sông Đilơ, Varo, Namuaro, sông Meuse cần phải có thời gian năm ngày. Trong thời gian này, quân đội Bỉ và Hà Lan phải kiên quyết ngăn chặn và giữ vững được các khu vực phòng ngự kiên cố đã chuẩn bị trước trên tuyến biên giới để quân đội Pháp triển khai lực lượng. Thế nhưng, những tính toán và kế hoạch đó của Bộ Chỉ huy quân Pháp bị phá sản hoàn toàn.
Trước các đòn đột kích mạnh mẽ của Đức bằng không quân và các cuộc tiến công đồng loạt trên chính diện kết hợp với lực lượng đổ bộ đường không vào phía sau, quân đội Hà Lan và Bỉ vội vã rút lui. Ngay chiếu 10 tháng 5, Bỉ cho rút quân về tuyến Antơbenen, Luvêia, chính là tuyến mà theo khi hoạch quân đội Đồng minh sẽ triển khai. Sang tới ngày thứ tư của cuộc chiến tranh, ở phía cánh trái đông bắc mặt trận, tình huống đã phát triển quá nhanh mà Bộ Chỉ huy tối cao của Pháp không tính đến. Bộ Tư lệnh Cụm tập đoàn quân B của Đức đại kiên quyết tận dụng sức đột kích của các đơn vị cơ giới và các binh đoàn bộ binh để chia cắt quân đội Hà Lan và Bỉ, dòng thời tập trung mọi nỗ lực nhanh chóng đánh chiếm tuyến sông Đilơ nơi quân đội Pháp sẽ triển khai, buộc Pháp phải chấp nhận tạo ngộ chiến trong điều kiện bất lợi.
Ngày 15 tháng 5, quân đội Hà Lan đã hạ súng đầu hàng sau khi bị chia cắt khỏi các cánh quân Đồng minh và không còn hy vọng gì ở sự chi viện, giúp đỡ. Đó là hậu quả hết sức nặng nề về mặt phòng ngự của quân đội Đồng minh. Bộ Tư lệnh Cụm tập đoàn quân B của phát xít Đức, nhờ đó, có điều kiện thuận lợi để rút các lực lượng đang làm nhiệm vụ tại đây, chuyển hướng tiến công của Tập đoàn quân số 18 xuống phía nam đánh vào liên quân Pháp - Anh và quân Bỉ trên tuyến sông Đilơ. Tình huống diễn biến trên đã buộc quân đội Đồng minh phải chiến đấu trong điều kiện hết sức khó khăn và hoàn toàn không có lợi.
Về sử dụng lực lượng không quân chiến đấu chi viện cho lục quân, cũng giống như tình trạng ở Ba Lan, việc chỉ huy các binh đội không quân của Pháp và Đồng minh bị gián đoạn. Chỉ trong một thời gian rất ngắn từ ngày 10 tháng 5 đến 4 tháng 6, tổn thất của không quân Anh và không quân Pháp do các cuộc tập kích của không quân Đức vào các sân bay đã lên tới gần 1.700 máy bay, trong đó đa số là máy bay tiêm kích. Quân đội phát xít Đức lại tiến quá nhanh, đánh chiếm các căn cứ sân bay cùng với các máy bay chiến đấu của Anh, Pháp đang đậu tại đó. Không quân Pháp hoàn toàn mất sức chiến đấu, mặc dù trên thực tế lực lượng vẫn còn.
Hệ thống phòng không của Pháp với số lượng pháo phòng không ít ỏi cũng không chống đỡ được các cuộc tập kích quy mô lớn của không quân Đức. Mặc dù từ năm 1939, Pháp đã sản xuất và đưa vào hoạt động một số pháo phòng không tương đối hiện đại cỡ 75 ly và 90 ly, cùng với hệ thống khí tài chỉ huy bắn, nhưng mới chỉ trang bị được cho bảy trung đoàn pháo cao xạ. Thêm vào đó, số lượng pháo phòng không đã ít lại còn bị bố trí phân tán và không được tổ chức chặt chẽ. Một bộ phận pháo phòng không trực tiếp tăng cường cho các tập đoàn quân dã chiến, biên chế thành ba lữ đoàn. Một bộ phận khác giao thuộc quyền của Bộ Tư lệnh phòng không quốc gia, song lại trở thành pháo bảo vệ nội địa, bảo vệ bờ biển, còn thực tế làm nhiệm vụ phòng không nội địa cũng không có. Các đơn vị này chỉ được tổ chức thực tế khi có lệnh tổng động viên, đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ trưởng Không quân và Bộ trưởng Hải quân. Với số lượng không nhiều, bố trí lực lượng lại phân tán như vậy cho nên khả năng phòng không của Pháp trong thời kỳ này rất hạn chế. Tại Pháp, khi các lực lượng phòng không chủ yếu đã bị tiêu diệt hoặc bị chế áp trên tuyến biên giới, thì các lực lượng pháo phòng không còn lại không đủ để bảo vệ thủ đô một cách vững chắc.
Để ngăn chặn các cuộc tập kích của không quân Đức, Bộ Chỉ huy quân Đồng minh chỉ còn khả năng sử dụng khoảng 150 máy bay tiêm kích của Anh đang bố trí trên đất Pháp. Nhung Bộ Chỉ huy quân Anh lại đang tính toán sử dụng số máy bay này vào việc bảo vệ cho cuộc rút lui của quân đoàn viễn chinh về nước. Bộ Chỉ huy quân Anh cũng đang lo sợ trước các cuộc đột kích của không quân Đức nên đã giữ lại toàn bộ lực lượng không quân chủ yếu để phục vụ cho lợi ích riêng. Đó cũng là một nguyên nhân tạo thêm điều kiện cho không quân Đức hoàn toàn làm chủ trên không.
Tuyến phòng thủ sông Đilơ mà Bộ Chỉ huy quân Pháp đặt nhiều hy vọng vào đó đã không kịp chuẩn bị chi trúc công sự phòng ngự chu đáo. Các đơn vị phải chuyển sang phòng ngự trong hoàn cảnh vô cùng vội vã, thậm chí không kịp triển khai thành đội hình chiến đấu. Các cuộc phân đội kích của Pháp để ngăn chặn các lực lượng xe tăng và thiết giáp của quân đội Đức đã không thực hiện được như ý định, vì thiếu các đơn vị cơ động và các đội dự bị chống tăng mạnh. Thêm vào đó, thời gian này không quân Đức lại giành được quyền làm chủ hoàn toàn trên không, vì các cuộc đột kích ào ạt của Đức đã loại ra ngoài vòng chiến một số lớn máy bay chiến đấu của Pháp ngay trên các sân bay. Bộ Chỉ huy tối cao Pháp không nắm được tình hình đang diễn biến, nên trên thực tế không chỉ huy được hoạt động chiến đấu của các đơn vị thuộc quyền, đặc biệt là đối với các đơn vị đang chiến đấu trên hướng đông bắc.
Sức đề kháng, ngăn chặn của liên quân Đồng minh càng ngày càng yếu dần vì không hiệp đồng tác chiến được với nhau. Ngay việc soạn thảo những văn bản hiệp đồng cần thiết trong liên quân Đồng minh cũng không thực hiện được. Từ lệnh các đạo quân Đồng minh đều hoạt động theo ý định riêng của mình. Mãi tới ngày 12 tháng 5, Hội nghị giữa các Tư lệnh mới nhóm họp được, đi đến xác định phải có sự chỉ huy chung và thống nhất với nhau lập Bộ Tư lệnh chung do Pháp chỉ huy trực tiếp. Thế nhưng quyết định đó đã quá muộn,
Hầu như toàn bộ sự quan tâm theo dõi của Bộ Chỉ huy quân Pháp chỉ hướng về phía sườn bắc - nơi đang có những sự kiện quan trọng như sự thảm bại của Hà Lan, sự kiện ở Antovapen của Bỉ. Trong khi đó, phía bên cánh phải là Cụm tập đoàn quân số 1 của Pháp mới ở nơi xung yếu nhất, mà lực lượng bố phòng lại là các tập đoàn quân số 9 và số 2 – lực lượng yếu nhất. Sở dĩ có sự bố trí lực lượng như vậy là do Bộ Chỉ huy quân Pháp dự đoán đòn đột kích chủ yếu của Đức sẽ không vào hướng này. Thế nhưng ngược lại, quân đội phát xít Đức bằng một đòn cực mạnh giáng vào hai tập đoàn quân trên đã làm phá sản dự tính chiến lược của Bộ Chỉ huy quân Pháp.
Các tập đoàn quân của Đức đã khắc phục được khó khăn của vùng rừng núi dày đặc Acden, triển khai tiến công vào giữa hai bên sườn các cụm tập đoàn quân số 1 và số 2 của Pháp. Mũi tiến công của Đức vào cánh phải Cụm tập đoàn quân số 1 của Pháp được bố trí 4 quân đoàn xe tăng, trong đó có 7 sư đoàn xe tăng và 3 sư đoàn thiết giáp, tập trung trực tiếp vào khâu yếu nhất trong phòng ngự của quân đội Pháp là dài phòng ngự của Tập đoàn quân số 9. Tin tức thông báo về sự tập trung một số lượng lớn xe tăng, thiết giáp của Đức trước dải phòng ngự của Tập đoàn quân số 9 đã gây nên nỗi kinh hoàng trong nội bộ tổng hành dinh của Pháp, một tâm trạng cay đắng vì đã không đánh giá đúng hướng đột kích chủ yếu của địch.
Trong khi đó, Đức tiến công ngay mà không cần chờ tập trung đầy đủ pháo binh và bất chấp giãn cách lớn của quân đoàn xe tăng với đội hình chính. Sau khi tập trung toàn bộ lực lượng không quân hiện có của mình, Bộ Chỉ huy quân phát xít Đức kiên quyết đột phá ngay tuyến phòng ngự các tập đoàn quân số 9 và số 2 của Pháp. Chi trong vòng 8 giờ đồng hồ ngày 13 tháng 5, Đức đã cho 12 đại đội máy bay ném bom thay nhau liên tục oanh tạc hệ thống trận địa phòng ngự của Pháp, đặc biệt là ở trận địa tiền duyên và trong tung thâm, sau đó ra lệnh cho các bình đoàn xe tăng nhanh chóng đột kích và tiến hành vượt sông Mouse.
Cuộc phản kích của Pháp vào ngày 14 tháng 5 gồm một nhớ binh đoàn thuộc các tập đoàn quân số 2 và số 9, cộng với đòn phối hợp rất hạn chế của Sư đoàn thiết giáp số 3 và một bộ phận quân đội Anh, được sự chi viện của một số lực lượng ít ỏi không quân đã không cải thiện được tình hình trước sự tiến triển tiến công của các bình đoàn xe tăng phát xít Đức. Sáng ngày 15 tháng 5 quân đội phát xít Đức đã vượt sông Meuse trên toàn chính diện từ Sêdan tới Namuarơ, bẻ gãy hoàn toàn các cuộc kháng cự của Tập đoàn quân số 9 của Pháp, chiếm được một bàn đạp rộng lớn tả ngạn sông mà không hề vấp phải sức đề kháng nào đáng kể, rồi tiếp tục với đà thuận lợi phát triển tiến công như vũ bão về phía tây.
Kết quả đột phá nhanh chóng và bất ngờ của các binh đoàn phát xít Đức buộc Bộ Chỉ huy quân đội Pháp phải thật nhanh chóng áp dụng các biện pháp để khắc phục hậu quả nguy hiểm này. Nhưng để cứu vãn được tình thế không phải dễ dàng vì lực lượng và phương tiện trên các hướng đang bị uy hiếp cũng như ở hậu phương gần chiến dịch đều không có, muốn dùng các lực lượng ở cạnh sườn cũng không thể rút ra được. Một bộ phận lực lượng dự bị chiến lược đang bị cuốn hút vào các cuộc giao chiến ở cánh phía bắc của mặt trận. Muốn rút một bộ phận lực lượng đang phòng giữ chiến tuyến Manhinô cũng phải có một khoảng thời gian cần thiết là vài ngày. Việc phân tích các tình huống phức tạp đã diễn ra khiến Bộ Chỉ huy tối cao của Pháp vội vã thay đổi lại mệnh lệnh, điều trở lại khu vực đang bị uy hiếp nghiêm trọng các binh đoàn dự bị đang có động về cánh bắc của Cụm tập đoàn quân số 1, đồng thời huy động một số binh đoàn dùng phòng giờ ở chiến tuyến Manhino tới tuyến sông Som và Enna..
Việc cấu của Đồng minh cũng không đem lại kết quả khả quan hơn. Ngay từ ngày 14 tháng 5 năm 1940, Pari đã khẩn cấp yêu cầu Luân Đôn chi viện, vì chỉ riêng quân đội Pháp không đủ sức ngăn chặn cuộc tiến công của Đức với ưu thế áp đảo bằng các đòn đột kích xe tăng và không quân. Ngày 15 tháng 5, Pháp tiếp tục diện khẩn cầu cứu đồng minh Anh. Song Bộ Chỉ huy quân Anh cho rằng với những thành quả đạt được, quân đội Đức sẽ ngừng cuộc tiến công để kéo tuyến hậu phương còn đang rớt lại đằng sau lên kịp và tổ chức tiếp tế lại cho các đơn vị, do đó chỉ với lực lượng của quân đội Pháp cũng đủ cầm chân quân đội Đức. Trên cơ sở tính toán như vậy, đại diện Bộ Chỉ huy tối cao quân Anh trong phiên họp ngày 16 tháng 5 với đại diện Bộ Chỉ huy tối cao quân Pháp để bàn các biện pháp khẩn cấp giải quyết các tình huống chiến lược đang diễn biến trên chiến trường cũng không vạch ra được một kế hoạch hoạt động chung thống nhất giữa hai nước. Hội nghị chỉ đi đến một thỏa thuận chung chung về việc cần phải tổ chức hai cuộc phản đột kích từ phía bắc và phía nam vào tập đoàn xe tăng của quân đội phát xít Đức đang thọc sâu vào bên trong.
Thỏa thuận đó trên thực tế khó có thể thực hiện được, vì mãi tới ngày 19 tháng 5, quân Anh trên mặt trận Đông Bắc mới miễn cưỡng vào cuộc. Trong thời gian này, tại khu vực phía nam của chiến tuyến Manhinô, một số binh đoàn dự bị của Pháp cơ động một cách chậm chạp về tới tuyển Enna và Som. Tại tuyến này, theo kế hoạch, Pháp dự định cố gắng ném vào đó khoảng 25 sư đoàn lấy trong thành phần của Cụm tập đoàn quân số 2. Song, do cự ly xa, lại bị không quân phát xít Đức liên tục đột kích và ngăn chặn nên lực lượng trên cũng không giải quyết được như ý định chiến lược của Bộ Chỉ huy liên quân.
Trước tình hình xấu đi một cách tồi tệ, Pháp buộc phải tiến hành cải tổ lớn bộ máy lãnh đạo, thay liền một lúc cả Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trong khi đó trên chiến trường, quân đội phát xít Đức vẫn đang tiến nhanh về hướng Pari. Các binh đoàn cơ Đức mặc dù một vài lần phải dùng lại vì lo quân Pháp có thể tiến hành phản đột kích từ hai bên sườn, nhưng tốc độ tiến công vẫn đạt được từ 30-50km mỗi ngày. Tới ngày 20 tháng 5 quân đội phát xít Đức đã tiến đến tuyến sông Som, chia cắt Cụm tập đoàn quân số 1 của quân đội Pháp với các lực lượng còn lại.
Bộ Chỉ huy quân đội Pháp cũng đã nhiều lần tổ chức các cuộc phản đột kích và phản kích các tập đoàn xe tăng của Đức, nhưng hiệu lực kém vì thường rời rạc, lực lượng hạn chế, chuẩn bị vội vã, tổ chức chỉ huy hiệp đồng không ăn khớp, không làm chủ được trên không. Việc sử dụng lực lượng xe tăng, thiết giáp của Pháp có thể nói là hoàn toàn không phát huy được uy lực mặc dù về số lượng xe tăng Pháp không thua kém so với Đức nhưng trong thực tế sử dụng lại không tập trung mà phân tán trên từng khu vực mặt trận. Các binh đoàn xe tăng mạnh khi đưa vào chiến đấu cũng sử dụng từng bộ phận một cách phân tấn nên cuối cùng bị tiêu diệt.
Ngày 20 tháng 5, Tổng Tư lệnh quân đội Pháp, đồng thời trên danh nghĩa là Tổng Tư lệnh cả khối liên quân Đồng minh đề xuất hai nhiệm vụ cơ bản: nhanh chóng giữ vững khu vực phía nam của mặt trận để cứu nguy cho tập đoàn phía bắc đồng thời nhanh chóng rút Cụm tập đoàn quân số 1 về phía nam. Đó là những biện pháp chiến lược được coi là thuận lợi hơn cả trên cơ sở phân tích nguyên nhân tình hình đang diễn ra trong giai đoạn này. Nhưng, tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp đã buộc Pháp không còn lối thoát nào khác là thỏa hiệp với ý định của các nước Đồng minh tiếp tục tiến hành hai đòn đột kích từ phía bắc và phía nam, cố gắng ngăn chặn và tiêu diệt Tập đoàn quân xe tăng của Đức đang tiến về phía trước nhằm tạo điều kiện bảo đảm cho sự cơ động và triển khai để phục hồi lại tuyến phòng ngự chiến lược, hoặc trong trường hợp cần thiết có thể cho phép rút ra lực lượng ở cánh phía bắc của Cụm tập đoàn quân số 1 về phía nam.
Trong tình huống khủng hoảng trên, khi Bộ Chỉ huy quân Pháp đang cố gắng thống nhất các lực lượng của quân đội Đồng minh nhằm khôi phục lại tuyến phòng ngự chiến lược đang bị phá vỡ, thì Chính phủ Anh lại tập trung mọi sự nỗ lực để nhanh chóng rút quân đoàn viễn chinh của Anh về chính quốc tránh khỏi bị tiêu diệt, và vua Bỉ lúc này không còn tin vào các nước Đồng minh nên đang chuẩn bị bước cuối cùng là đầu hàng. Ngày 21 tháng 5 lại có một cuộc họp của các đại diện Bộ Chỉ huy quân Đồng minh, không có Bộ Chỉ huy quân Anh vì đang chuẩn bị cho trận tiến công từ phía bắc và phía nam vào hậu của Tập đoàn quân xe tăng của Đức như kế hoạch đã thỏa thuận trước.
Bộ Chỉ huy quân Anh thực chất không tin tưởng vào thành quả sẽ đạt được như kế hoạch nên một mặt vẫn chuẩn bị phương án rút quân đội về Đoongkec, mặt khác tiến hành đột kích vào quân Đức ở khu vực Arátsơ ngay trong ngày 21 tháng 5 mà không cần thỏa thuận thống nhất với quân Đồng minh, vì đã dự định sau đó rút các đơn vị ở khu vực Aratso về phía bắc. Mặc dù đòn đột kích này của lực lượng quân Anh không lớn nhưng đã đạt được kết quả bất ngờ đối với cả hai bên.
Quân đội Anh đã tiến về phía trước khoảng 20km và bắt được 400 tù binh Đức. Bộ Chỉ huy quân Đức hoàn toàn bị bất ngờ gọi đây là cuộc khủng hoảng trong khu vực Arátsơ. Cụm tập đoàn quân A của Đức đã phải dùng cuộc tiến công của các binh đoàn xe tăng đang tiến về hướng Cale và chỉ có thể lại tiếp tục khi đã rõ tình hình dạng diễn ra ở khu vực Arátsơ. Để đối phó, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức đã phải điều động tới khu vực trên 2 sự đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới và Sư đoàn bộ binh số 55. Dưới sự chi viện của không quân ném bom, Đức đã ngăn chặn được và sau đó đẩy lui quân Anh về phía bắc.
Tư lệnh Tập đoàn quân số 1 của Pháp không nắm được định của cấp trên nên tự quyết định chủ động chi viện cho cuộc đột kích của quân đội Anh. Lực lượng đột kích của Tập đoàn quân trên mặc dù chưa tập trung được đầy đủ đã chuyển sang tiến công từ khu vực phía đông Arátso vào rạng sáng 22 tháng 5, nhưng cũng thời gian này quân đội Anh lại bắt đầu rút lui. Do tổ chức tiến công phối hợp mang tính chất vội vã nên kết quả không đạt được như ý muốn. Ngày 23 tháng 5, theo đúng kế hoạch, Tập đoàn quân số 7 của Pháp cũng chuyển sang tiến công, hưởng đột kích chính từ Som về phía bắc. Tuy nhiên, do chưa hoàn thành xong việc tập trung và triển khai đội hình chính, chỉ tiến hành đột kích bằng các bộ phận lẻ tẻ, rời rạc trên một chính diện rộng, nên cuối cùng cũng không đạt được kết quả đáng kể.
Như vậy, cuộc phản công mang tên “Kế hoạch Vâygana” mà Bộ Chỉ huy tối cao Pháp gửi gắm vào đó những hy vọng lao đã không mang lại kết quả gì. Nhiều nhân chứng sống từng lón tham gia sự kiện và nhiều nhà nghiên cứu quân sự cho rằng nếu như “Kế hoạch Vâygana” được tổ chức tốt hơn, chuẩn bị chu đáo hơn, chỉ huy kiến quyết và thực tế hơn, các cuộc tiến công được thực hiện bằng lực lượng lớn hơn, tập trung chính diện hẹp hơn để tăng cường sức mạnh đột kích thì đã có thể thay đổi được cục diện của chiến dịch phòng ngự chiến lược có lợi cho phía quân đội Đồng minh. Song trên thực tế có thể nói nguyên nhân “chí tử” làm cho cuộc phản công không thành chính là ở chỗ các tướng lĩnh trong quân đội Đồng minh cho rằng không thể thắng được phát xít Đức. Chính nguyên nhân này đã trói buộc các hoạt động của liên quân, tước bỏ tính kiên quyết trong đấu tranh vũ trang, làm cho tổ chức chỉ huy trở nên phân tán, lực lượng thì đông nhưng hoạt động lại rời rạc, không thống nhất, nên chiến dịch phòng ngự ngay thời kỳ đầu chiến tranh tất yếu dẫn đến bước ngoặt cuối cùng bi đát.
Thất bại liên tiếp về quân sự tất yếu dẫn đến hiện tượng đặc trưng trong giai đoạn cuối của chiến dịch phòng ngự chiến lược thời kỳ đầu chiến tranh. Đó là sự liên hệ và hiệp đồng tác chiến giữa các quân đội trong khối Đồng minh không còn nữa. Mỗi bộ chỉ huy của từng quốc gia buộc phải hoạt động theo lợi ích của mình, theo lệnh riêng của chính phủ mà không tính toán đến lợi ích chung nữa. Ngày 27 tháng 5 năm 1940, Chính phủ Bỉ đã ký kết bản hiệp ước đầu hàng vô điều kiện trước phát xít Đức. Cùng như trong thời gian này, Chính phủ Hoàng gia Anh đã tập trung xong lực lượng quân viễn chinh trong khu vực Đoongkec, chuẩn bị vận chuyển về Anh quốc bằng gần 900 hạm tàu đã được chuẩn bị sẵn từ trước.
Trong canh bạc cuối cùng, Bộ Chỉ huy quân Pháp còn cố gắng tổ chức các cuộc phá vây về phía nam. Khẩn cấp yêu cầu không quân Anh chi viện nhưng không được đáp ứng quân đội Pháp buộc phải đơn độc chiến đấu trong các vòng vây ở phía nam, mà thực chất điều đó chỉ có tác dụng che chở cho quân đội Anh xuống tàu rút về nước. Sau khi các binh đoàn thuộc Tập đoàn quân số 9 của Pháp bị Tập đoàn quân số 4 của Đức bao vây chặt và tiêu diệt trong khu vực Mobegia, đến ngày 31 tháng 5, tại khu vực Lia, Cụm tập đoàn quân số quân đội Pháp bị bao vây và hạ vũ khí đầu hàng. Ngày 5 tháng 6 năm 1940, Tập đoàn quân cảnh Bắc - đơn vị kháng cự cuối cùng của Đông minh - cũng ngừng chống cự và hạ vũ khí trước quân đội phát xít Đức. Quân Đức bắt khoảng 1 triệu binh lính và sĩ quan của quân đội Đồng minh làm tù binh. Riêng Bộ Chỉ huy quân đội Anh dựa vào tình thế Đức đang phải thanh toán các nước Đồng minh đã hoàn thành cuộc rút lui bằng đường biển toàn bộ lực lượng của quân đoàn viễn chinh, vứt bỏ lại tại bà biến Doongkec khoảng 120 nghìn xe cộ các loại; gần 3 nghìn khẩu pháo, 90 nghìn súng trường, 81 nghìn súng máy, 400 pháo chống tăng 7 nghìn tấn đạn,...
Nguyên nhân sâu xa của sự thất bại của quân đội các nước Đồng minh ngay trong các chiến dịch đầu tiên chính là do những tập đoàn lãnh đạo các nước phương Tây đã áp dụng đường lối chính trị phản động. Mù quáng trước ý đồ tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản bằng bàn tay của phát xít Đức, các nước này hy vọng lái mũi nhọn xâm lược của phát xít Đức vào Liên Xô, không đánh giá được hết âm mưu và ý đồ của phát xít Đức đổi với Tây Âu. Bởi vậy, khi phát xít Đức bắt đầu đánh vào một số nước, chiến tranh xâm lược đã thành sự thật thì chính phủ và bộ chỉ huy quân đội các nước này không còn ý chí đấu tranh chống xâm lược. Việc động viên, tổ chức, trang bị cho nhân dân đứng lên chống phát xít còn trở nên đáng lo sợ hơn là chịu sự đầu hàng nhục nhã. Bản chất phản bội ấy của giai cấp tư sản đã thể hiện rất rõ trong toan tính của các nhà nước “Đồng minh, dù mang tính chính nghĩa của chiến tranh chống xâm lược.
Chỉ lo cho lợi ích vị kỷ của giai cấp mình, chắc chắn dẫn đến đường lối chính trị phản động và kéo theo học thuyết quân sự với những sai lầm nghiêm trọng. Một khi bản thân bộ tư lệnh tối cao không kiên quyết tìm mọi khả năng để tiêu diệt đối phương mà ngay từ đầu đã hoang mang, dao động thiếu ý chí chiến đấu, thì sớm muộn cũng đưa quân đội đến thất bại trong chiến tranh.
Các sự kiện diễn ra trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh đã cho thấy những sai lầm của bộ chỉ huy tối cao gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào đối với việc hoạch định cũng như triển khai các lực lượng chiến lược. Với những sai lầm chết người trong đánh giá âm mưu, ý định của địch đã dẫn đến sự ấu trĩ khi Bộ Chỉ huy quân Pháp và Đồng minh mang lực lượng chiến lược của mình bố trí dàn đều trên toàn bộ chính diện của mặt trận. Khi xảy ra chiến tranh, việc điều động cơ động lực lượng nhằm xoay chuyển thể bố trí chiến lược, hoặc trong những điều kiện đặc biệt do tình huống mới nảy sinh đòi hỏi phải gấp rút có một lực lượng chiến lược mới để giải quyết tình hình đều bị bó tay, không giải quyết được. Một kinh nghiệm rút ra cho bên bị tiến công là khi các cuộc giao chiến ở tuyến biên giới đã bắt đầu thì các cuộc điều chỉnh bố trí lại lực lượng chiến lược đối với cuộc chiến tranh chớp nhoáng, thần tốc thực tế khó có thể thực hiện được.
Trong chuẩn bị các kế hoạch tác chiến phòng thủ chiến lược, những dự đoán của Bộ Chỉ huy quân Pháp cũng như bộ tư lệnh quân đội các nước Đồng minh về ý đồ và âm mưu của phát xít Đức, xác định hướng đột kích chủ yếu của quân đội đối phương.... đều không phù hợp thực tế. Trong thực hành tác chiến phòng thủ, việc tổ chức chỉ huy quân đội, việc vận dụng các nguyên tắc tác chiến, chỉ đạo sử dụng các binh, quân chủng mới… còn mang nặng tư tưởng kinh nghiệm lạc hậu, bảo thủ từ các cuộc chiến tranh trước kia không phù hợp với tình thể của chiến tranh đã có nhiều thay đổi.
Luận điểm về sử dụng xe tăng, thiết giáp là một mình chứng rõ ràng cho vấn đề này. Cả Pháp, Bỉ và Hà Lan đều cho rằng xe tăng tốt nhất chỉ là phương tiện chiến đấu dùng để trực tiếp chi viện cho bộ binh, không tính tới việc sử dụng tập trung nhằm phát huy được sức mạnh khả năng cơ động cao của lực lượng này ngay trong các chiến dịch đầu tiên của thời kỳ đầu chiến tranh. Bộ Chỉ huy quân đội Pháp không sử dụng lực lượng xe tăng thành các binh đoàn độc lập để thực hành những cuộc phản đột kích có sức mạnh trên các hướng bị uy hiếp, cũng không tổ chức thành các thể đội dự bị chiến lược mạnh và cơ động, mà chủ yếu chi tổ chức thành từng tiểu đoàn xe tăng để phôi thuộc cho các binh đoàn bộ binh. Đến khi nhận thấy điều đó là cần thiết thì việc tổ chức lại lực lượng tăng thiết giáp buộc phải gấp gáp trong thời gian quá ngắn, chưa hoàn chỉnh đã phải đua vào chiến đấu trong điều kiện rất phức tạp và bất lợi nên không thể phát huy được hiệu suất chiến đấu. Trong khi đó, quân đội phát xít Đức do sử dụng tập trung lực lượng tăng thiết giáp thành các binh đoàn cơ động nên thường xuyên giữ được ưu thế về lực lượng và phương tiện trên các hướng quyết định, hiệu suất hoạt động tác chiến tốt hơn nhiều lần.
Kinh nghiệm phòng ngự chiến lược ở Ba Lan cũng như ở chiến trường Tây Âu cho thấy, rõ ràng việc kẻ thù xâm lược vận dụng các hình thức và phương pháp mới tiến hành chiến dịch tiến công đòi hỏi phải có những yêu cầu mới trong cách phòng ngự. Để đứng vững được trước các đòn đột kích tập trung có chiều sâu lớn của không quân, đổ bộ đường không và các binh đoàn xe tăng, cơ giới, thì phòng ngự không thể đơn tuyến và mang tính chất thụ động, mà cần có chiều sâu lớn, cơ động cao và đặc biệt phải tích cực. Phòng ngự chống tăng cũng là một trong những nhiệm vụ chính mà bộ đội phòng ngự trong các chiến dịch của thời kỳ đầu chiến tranh đảm nhiệm. Song trong thực tiễn phòng ngự ở Ba Lan và Tây Âu, không có nước nào giải quyết được nhiệm vụ này. Điều đó trước hết do thiếu kinh nghiệm tổ chức phòng ngự chống tăng, người lính chưa được huấn luyện chu đáo về kỹ thuật và nhất là về tâm lý khi phải ngăn chặn các cuộc tiến công ồ ạt với số lượng lớn xe tăng của địch. Thêm vào đó là do các nước này hoàn toàn thiếu hẳn các phương tiện hỏa khi chống tăng như máy bay cường kích, tiêm kích bom, pháo phòng tăng, mìn chống tăng,
Đối với việc sử dụng lực lượng không quân cũng xuất hiện sự thua kém và những sai lầm tương tự. Vấn đề có tính nguyên tắc là lực lượng phòng ngự phải cố gắng giữ không cho địch tạo được ưu thế áp đảo trên không, nếu không muốn rơi vào tình trạng bị tê liệt không cơ động được, chịu những tổn thất hết sức nặng nề và cuối cùng dẫn đến thất bại. Song, ngay từ những giờ phút đầu của cuộc chiến tranh, các sân bay của quân đội Pháp và Bỉ đều bị tập kích. Đại đa số máy bay bị loại khỏi vòng chiến ngay từ những ngày đầu, chỉ còn trông mong ở sự chi viện rất hạn chế của không quân Anh. Do đó, không quân phát xít Đức hoàn toàn làm chủ trên không chi viện rất đắc lực cho lục quân, chủ yếu là các binh đoàn xe tăng, thiết giáp liên tục đột kích tập trung vào các khu vực và tuyến phòng ngự quan trọng của quân đội Đồng minh. Không quân phát xít Đức còn thoải mái sát thương lớn hoặc đánh tan các đội dự bị của quân đội Đồng minh tiến từ phía sau lên thực hành phản đột kích, phá hoại sự vận chuyển, gây trở ngại lớn cho việc điều động bố trí lại lực lượng chiến dịch, chiến lược,... của Đồng minh.
Một trong những nguyên nhân thất bại của quân đội Đồng minh trong các chiến dịch đầu tiên của thời kỳ đầu chiến tranh cũng cần phải nói đến là một sự liên minh lỏng lẻo vũ. chiến lược nhất là giữa Anh và Pháp. Trước hết là sự thiếu thống nhất về mục tiêu chiến lược và phương thức tiến hành chiến tranh, bởi mỗi thành viên trong khối liên minh đều có gắng tính toán cho lợi ích riêng của mình, không đếm xỉa đến lợi ích chung toàn cục. Quân đội Đồng minh cũng không tổ chức được một bộ chỉ huy tối cao thống nhất và có hiệu lực, ngược lại nó cồng kềnh, nặng nề, bàn giấy, quá nhiều cấp trung gian nên thực sự không phù hợp với thực tế chiến tranh đòi hỏi tính chậm chạp, thiếu linh hoạt, không kiên quyết còn thể hiện ở việc nắm bắt và điều hành giải quyết các tình huống chiến lược trên chiến trường. Sự lệ thuộc vào các cuộc thảo luận nhiều lần giữa các chính phủ làm mất đi tính linh hoạt trong chi đạo chiến tranh của Bộ Chỉ huy liên quân khi cần phải quyết định nhanh chóng các vấn đề chiến lược - chiến dịch trước sự thay đổi đột ngột của tình huống trên chiến trường.
Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến
Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/thoi-ky-dau-chien-tranh-xam-luoc-ba-lan-va-tay-u-cua-phat-xit-duc-trong-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-a8684.html