Chuyên gia y tế nói về việc theo dõi trẻ sau tiêm vắc xin

Trước việc một số học sinh bị phản ứng sau tiêm vắc xin Pfizer phải nhập viện, các chuyên gia y tế cho biết, trẻ 12-17 tuổi cần được theo dõi chặt chẽ hơn người lớn khi tiêm chủng.

Theo TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, 12-17 tuổi là lứa tuổi có những xáo trộn về tâm sinh lí, hormone có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của buổi tiêm, trong đó yếu tố tâm lí tác động lớn đến phản ứng của cơ thể với vắc xin. Do đó, các hướng dẫn liên quan tới tiêm chủng trẻ em đều cho phép cha mẹ, người giám hộ có mặt trong buổi tiêm để hỗ trợ tốt nhất, trấn an tâm lí của trẻ.

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, cho biết: “Chống chỉ định duy nhất với vắc xin Pfizer là tình trạng phản ứng phản vệ với chính vắc xin tiêm. Trong quá trình sàng lọc, cần lưu ý tình trạng trì hoãn tiêm khi đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển như sốt vì các nguyên nhân khác thì tạm thời hoãn tiêm; hay hội chứng thận hư đang có đợt cấp thì cũng tạm thời hoãn. Với tình trạng khác thì thận trọng như có tiền sử phản vệ với bất kì tác nhân nào đó, trẻ có bệnh mạn tính cũng cần chú ý thận trọng. Vì thế, nhóm này cần tiêm tại bệnh viện. Bệnh nền là bệnh bẩm sinh như tim bẩm sinh hay thiếu hụt bẩm sinh về não, bệnh mạn tính như bệnh gan, thận, kể cả trẻ tự kỉ - nhóm này cần thận trọng, nên tiêm ở bệnh viện để bác sĩ và điều dưỡng theo dõi sát hơn”.

tiem-vaccine-covid-tre-em9-1638582956.jpg
 

Theo dõi chặt các phản ứng trong 3-7 ngày sau tiêm

“Về vấn đề sàng lọc, có một số nét riêng mà Bộ Y tế đã cho ra bộ sàng lọc với vắc xin dành cho trẻ em. Vấn đề nữa là khi sau tiêm, các cháu vẫn còn chưa ý thức và tự nhận định các triệu chứng chưa đầy đủ nên rất cần sự giám hộ của gia đình cho các cháu trong 3 - 5 ngày đầu là rất quan trọng”, ông Điển nói. Theo ông, vắc xin là một kháng nguyên, khi đi vào cơ thể gặp hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch, từ đó gây các biểu hiện sốt và giãn mạch. Trong đó, sốt có thể thấy ngay được, thường có các biểu hiện đi kèm như đau người, ớn lạnh… Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol. Với tình trạng sốt cao, trên 38,5 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng đáp ứng kém trong 4 - 6 tiếng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, nếu trẻ sốt đồng thời xuất hiện một số triệu chứng như đánh trống ngực, mệt mỏi, cũng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. “Nhìn chung, chúng ta cần xem xét trẻ xuất hiện đơn lẻ một triệu chứng hay nhiều triệu chứng đi kèm, để từ đó có cách xử lí phù hợp. Trẻ sau tiêm nên theo dõi sát từ 3 - 7 ngày”, ông Điển nói.

Theo TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, 12-17 tuổi là lứa tuổi có những xáo trộn về tâm sinh lí, hormone có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của buổi tiêm, trong đó yếu tố tâm lí tác động lớn đến phản ứng của cơ thể với vắc xin. Do đó, các hướng dẫn liên quan tới tiêm chủng trẻ em đều cho phép cha mẹ, người giám hộ có mặt trong buổi tiêm để hỗ trợ tốt nhất, trấn an tâm lí của trẻ.

tiem-vaccine-pfizer-cho-tre-em-1638582943.png
 

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, cho biết: “Chống chỉ định duy nhất với vắc xin Pfizer là tình trạng phản ứng phản vệ với chính vắc xin tiêm. Trong quá trình sàng lọc, cần lưu ý tình trạng trì hoãn tiêm khi đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển như sốt vì các nguyên nhân khác thì tạm thời hoãn tiêm; hay hội chứng thận hư đang có đợt cấp thì cũng tạm thời hoãn. Với tình trạng khác thì thận trọng như có tiền sử phản vệ với bất kì tác nhân nào đó, trẻ có bệnh mạn tính cũng cần chú ý thận trọng. Vì thế, nhóm này cần tiêm tại bệnh viện. Bệnh nền là bệnh bẩm sinh như tim bẩm sinh hay thiếu hụt bẩm sinh về não, bệnh mạn tính như bệnh gan, thận, kể cả trẻ tự kỉ - nhóm này cần thận trọng, nên tiêm ở bệnh viện để bác sĩ và điều dưỡng theo dõi sát hơn”.

Theo dõi chặt các phản ứng trong 3-7 ngày sau tiêm

“Về vấn đề sàng lọc, có một số nét riêng mà Bộ Y tế đã cho ra bộ sàng lọc với vắc xin dành cho trẻ em. Vấn đề nữa là khi sau tiêm, các cháu vẫn còn chưa ý thức và tự nhận định các triệu chứng chưa đầy đủ nên rất cần sự giám hộ của gia đình cho các cháu trong 3 - 5 ngày đầu là rất quan trọng”, ông Điển nói. Theo ông, vắc xin là một kháng nguyên, khi đi vào cơ thể gặp hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch, từ đó gây các biểu hiện sốt và giãn mạch. Trong đó, sốt có thể thấy ngay được, thường có các biểu hiện đi kèm như đau người, ớn lạnh… Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol. Với tình trạng sốt cao, trên 38,5 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng đáp ứng kém trong 4 - 6 tiếng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, nếu trẻ sốt đồng thời xuất hiện một số triệu chứng như đánh trống ngực, mệt mỏi, cũng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. “Nhìn chung, chúng ta cần xem xét trẻ xuất hiện đơn lẻ một triệu chứng hay nhiều triệu chứng đi kèm, để từ đó có cách xử lí phù hợp. Trẻ sau tiêm nên theo dõi sát từ 3 - 7 ngày”, ông Điển nói.

Trước thông tin tiêm vắc xin COVID-19 có nguy cơ gây vô sinh khiến nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng, TS Điển cho hay, virus xuất hiện mới được 2 năm, vắc xin cũng mới được tiêm hơn một năm, vắc xin trên trẻ em cũng chỉ mới được triển khai tiêm bắt đầu mùa hè. Những dữ liệu ban đầu cho thấy chưa có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, sức khỏe sinh sản. Các kết quả này là tương tự với vắc xin Pfizer. Với vắc xin Pfizer, phản ứng phụ phổ biến là đau tại vị trí tiêm, đau người, ớn lạnh hoặc sốt kèm theo. Dữ liệu về phản ứng nặng hơn như phản vệ có ghi nhận song rất ít.

Thông tin về phản ứng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19 ở trẻ nhỏ, ông Điển cho biết, hiện không có báo cáo liên quan đến tử vong với tất cả trường hợp viêm cơ tim sau tiêm vắc xin COVID-19. “Các gia đình không nên lo lắng vì trong quá trình tiêm, trẻ cũng sẽ được theo dõi cẩn thận, xử lí kịp thời nếu có tình huống phát sinh”, ông nói.

“Gia đình còn đóng vai trò quan trọng khi trẻ theo dõi tại nhà sau tiêm. Bởi đa phần trẻ hiếu động và đôi khi không biết bày tỏ sự khó chịu, bất thường của cơ thể. Đến khi thực sự không chịu đựng được, trẻ mới thông báo và đến cơ sở y tế thì đã chậm. Để tránh tình huống bất lợi xảy ra, chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ tăng cường giám sát hoạt động tiêm chủng từ công tác chuẩn bị lập kế hoạch, sắp xếp điểm tiêm, hỗ trợ cấp cứu... đồng bộ trong thời gian tới”. TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc

 

Thái Hà

Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/chuyen-gia-y-te-noi-ve-viec-theo-doi-tre-sau-tiem-vac-xin-a282.html