Tuy nhiên sau đó, luật sư này mặc dù đã nhận 200 triệu đồng của gia đình ông nhưng không liên lạc, cũng không đến tòa án để bảo vệ quyền lợi khách hàng như hợp đồng đã ký kết. Bố của ông Bình nhắn tin, gọi điện nhưng luật sư không trả lời; đến địa chỉ giao dịch thì văn phòng đã chuyển đi đâu không rõ, đến nay vẫn không liên lạc được với luật sư.
Luật sư không tuân theo pháp luật, không thực hiện các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, nhận tiền xong bỏ mặc thân chủ nên được sự ủy quyền của bố, ông Nguyễn Thanh Bình đã làm đơn tố cáo. Năm 2017, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư; tiếp đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có quyết định thu hồi thẻ luật sư của vị luật sư này.
Nhận thấy vị luật sư đã lợi dụng niềm tin của gia đình, có dấu hiệu phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự nên ông Bình tiếp tục viết đơn tố giác tội phạm gửi đến cơ quan công an. Sau đó, ông nhận được thông báo về việc xử lý đơn với nội dung: Tại thời điểm ký hợp đồng thì luật sư này đủ tư cách pháp nhân nên việc luật sư không thực hiện theo nội dung thỏa thuận của hợp đồng là quan hệ dân sự. Để bảo vệ quyền lợi của mình, đề nghị ông liên hệ với tòa án để được giải quyết theo quy định.
Ông Nguyễn Thanh Bình trình bày: “Tôi không thể khởi kiện ra tòa vì không biết thông tin gì của vị luật sư ngoài cái tên. Trong khi đó, để được tòa thụ lý thì đơn khởi kiện phải ghi đầy đủ các thông tin về địa chỉ nơi cư trú, làm việc... của người bị kiện".
Từ sự việc của gia đình ông Nguyễn Thanh Bình cho thấy, việc ký kết hợp đồng cần rất cẩn trọng, trong đó cần có đầy đủ thông tin về người ký hợp đồng; trước khi ký hợp đồng có thể đề nghị cung cấp bản sao căn cước công dân, giấy tờ pháp lý ghi rõ thông tin về địa chỉ cư trú, nơi làm việc... để phòng các trường hợp bất trắc, phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.
Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/tranh-rui-ro-khi-ky-hop-dong-a249.html