Những tình huống trong tư vấn hướng nghiệp

Hiện nay thời điểm hướng nghiệp đang rất nóng với các bạn học sinh khối 12. Trong quá trình hướng nghiệp sẽ diễn ra rất nhiều tình huống. Nếu cha mẹ và con không biết cách xử lý sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn sau này. Dưới đây là 2 tình huống hay gặp trong quá trình hướng nghiệp.

huong-nghiep-1710469239.jpg
Buổi hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Tống Văn Trân, Ý Yên, Nam Định của Diễn giả Đào Ngọc Cường - Giám đốc Học viện hướng nghiệp Wake Power

Để góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên và đội ngũ lao động trẻ với mục tiêu hoàn thiện chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Việc định hướng nghề nghiệp chưa bao giờ cấp thiết như thời điểm hiện nay.

Nếu như thí sinh thích một ngành nhưng bố mẹ không thích bắt học ngành khác thì ứng xử thế nào? Nếu ngành đó yêu thích nhưng học phí cao gia đình không đủ khả năng thì làm thế nào?

Hiện nay tình trạng bố mẹ bắt con học theo ý của mình không ít. Hậu quả đã xảy ra rất nhiều và các giáo viên hướng nghiệp đã phải giải quyết nhiều trường hợp. Có những trường hợp đòi tự sát, có trường hợp học đến năm 2, 3 có dấu hiệu trầm cảm. Cá biệt có bạn học đến năm thứ 5 Đại học Y vẫn bỏ. Trường hợp học thạc sĩ còn 2 tháng nữa cũng đòi bỏ hoặc tự sát. Đây là những trường hợp cần trực tiếp tư vấn giải quyết. Do vậy việc bố mẹ bắt mà con không thích là vấn đề rất đáng ngại hiện nay. Trước hết các con cần bình tĩnh và đối thoại với cha mẹ chứ không cãi tay đôi cũng không im lặng. Những trường hợp ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ dẫn đến trầm cảm cũng nhiều. Những trường hợp chống đối cha mẹ đến mực cực đoan cũng không ít. Cha mẹ cũng cần lắng nghe con và thảo luận để cùng tìm ra điểm chung. Nhất là bố mẹ và con lại chọn nghề ngược nhau. Trong hướng nghiệp có một nguyên tắc là không áp đặt, kể cả chuyên gia tư vấn cũng phải tuân thủ nguyên tắc này.

huong-nghiep-2-1710469239.jpg
Diễn giả Đào Ngọc Cường - Giám đốc Học viện hướng nghiệp Wake Power chia sẻ trong buổi hướng nghiệp 

Trong 8 tiêu chí hướng nghiệp có tiêu chí hoàn cảnh gia đình, đó là liên qua đến điều kiện kinh tế cũng như môi trường sống của họ. Nếu học sinh thích một ngành mà ngành học đó hoặc trường đó học phí cao không có khả năng chi trả thì sẽ có mấy trường hợp sau đây để xử lý:

- Học sinh mới thích chứ chưa chắc đã đam mê, vì thích chỉ là nhất thời mà đam mê là mãi mãi nên sẽ có thể thích nhất thời nên cũng chưa quyết định được gì.

- Học sinh thích trùng với đam mê mà thực sự muốn học thì có thể vay tiền ngân hàng, đi làm thêm để trang trải chi phí học tập với đìều kiện là học sinh đó thực sự quyết tâm. Tất nhiên nghề đó cần có nhu cầu xin việc cao, xã hội cần để ra trường dễ dàng xin việc và có thu nhập tốt. Nếu nhu cầu xã hội không cao và khả năng xin việc khó thì cũng không nhất thiết học ngành đó. 

Đào Ngọc Cường

Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/nhung-tinh-huong-trong-tu-van-huong-nghiep-a15133.html