Phát triển cây xanh, công viên đô thị: Thực trạng và giải pháp

Hiện nay, với các chủ đầu tư, nhiều công trình kiến trúc của Việt Nam đặc biệt coi trọng yếu tố “xanh” bền vững của môi trường trong xây dựng. Họ đều thừa nhận rằng, điều đó không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, cộng đồng cũng như truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường.

Thực trạng cây xanh, công viên đô thị Việt Nam

Trước những khó khăn mà các đô thị lớn tại Việt Nam đang phải đối mặt, việc phát triển hạ tầng xanh đô thị được các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương ngày càng quan tâm. Chính phủ đã ban hành những chủ trương, định hướng liên quan đến công tác phát triển hạ tầng xanh đô thị, đặt ra nhiệm vụ chú trọng cải thiện chất lượng không khí, cây xanh, không gian vui chơi, giải trí trong các đô thị, khu dân cư, nhất là các thành phố lớn.

Tại Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của cây xanh đô thị. Trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2025 diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6 - 8 m2/người; đến năm 2030 đạt khoảng 8 - 10 m2/người.

Theo Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển hạ tầng đô thị xanh ở Việt Nam của Cục Hạ tầng kỹ thuật (thuộc Bộ Xây dựng) tại hội thảo trực tuyến với chủ đề “Phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn, bền vững ở Việt Nam” diễn ra vào tháng 10/2021, tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức từ 2 - 3 m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên Hợp Quốc là 10m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 - 25m2. Điều này có nghĩa là chỉ tiêu cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5 đến 1/10 của thế giới.

b2-1709773883.jpg
Mật độ cây xanh của các đô thị Việt Nam chỉ từ 2 – 3m2/người, trong khi đó chỉ tiêu quốc gia là 7m2/người và chỉ tiêu tối thiểu của Liên Hợp Quốc là 10m2/người (Ảnh nguồn Internet).

Bên cạnh đó, tỷ lệ đất dành cho giao thông cũng quá thấp, hầu hết mới chỉ đạt dưới 10% đất xây dựng đô thị, trong khi đó tỷ lệ này phải đạt khoảng 20 - 26%. Mật độ đường thấp và phân bổ không đều, ở TP. Hà Nội và TP. HCM đạt khoảng 2 - 4km/km2, trong khi chỉ tiêu quy định là 4 - 6km/km2. Diện tích dành cho giao thông tĩnh hạn chế, hầu hết chưa đạt đến 1% đất xây dựng đô thị, trong khi đó, theo quy định phải đạt từ 3 - 5% đất xây dựng đô thị. Hơn nữa, giao thông công cộng chưa đáp ứng yêu cầu, tại Hà Nội và TPHCM, khối lượng vận tải hành khách công cộng mới chỉ đáp ứng khoảng 10%. Việc tiếp cận, tham gia giao thông còn thiếu an toàn.

Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và vị trí địa chiến lược của Thủ đô cho sự phát triển toàn diện, bền vững của địa phương, làm cơ sở cho việc quản lý và đầu tư phát triển Thủ đô Hà Nội, việc lập quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội là cần thiết có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến vận mệnh quốc gia, dân tộc và sự phát triển ổn định bền vững của địa phương và cả nước.

Hạ tầng xanh trong phát triển Bền vững

Để đạt được quan điểm thành phố “xanh”, cần có bài toán quy hoạch sử dụng đất ngay từ thời điểm hiện tại. Hiện nay, tỷ lệ cây xanh đô thị của Hà Nội mới đạt khoảng 2m2/người; trong khi theo quy chuẩn với các đô thị loại 1, loại đặc biệt, tỷ lệ cây xanh đô thị tối thiểu khoảng 6 - 7m2/người. Như vậy, quỹ đất dành cho cây xanh cần tăng lên để đạt được tiêu chí này. Tại các khu vực ngoại thành, quỹ đất còn nhiều, nhưng lại ưu tiên cho phát triển khu đô thị, trong khi quỹ đất dành cho cây xanh, hạ tầng chưa đảm bảo. 

Quan điểm “Xây dựng Hà Nội là trung tâm hội nhập quốc tế, thành phố kết nối toàn cầu” cần dựa trên nền tảng kết nối giao thông, du lịch và trung tâm tài chính/văn hóa. Cần xác định rõ thế mạnh của Hà Nội khi muốn trở thành trung tâm hội nhập. Nếu là trung tâm du lịch, văn hóa, cần trọng tâm đến giữ gìn, trùng tu các di sản, các công trình văn hóa, các di sản phi vật thể để làm điểm nhấn. Trên thế giới, nhiều thành phố văn hóa gần như không có sự thay đổi về quy hoạch/kiến trúc so với 100 năm trước đây như: Praha (Cộng hòa Séc), Paris (Cộng hòa Pháp), London (Vương quốc Anh)...

b1-1709774024.jpg
Không gian cây xanh luôn gắn với cơ sở hạ tầng đô thị.

Trong quá trình phát triển, các đô thị ở Việt Nam đã và đang gặp phải những thách thức rất lớn về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc biệt là thiếu các công viên cây xanh để nâng cao chất lượng môi trường sống, điều hòa không khí và tạo không gian cảnh quan. Theo kết quả một cuộc khải sát đã công bố, cho thấy mật độ cây xanh của các đô thị Việt Nam chỉ từ 2 – 3m2/người, trong khi đó chỉ tiêu quốc gia là 7m2/người và chỉ tiêu tối thiểu của Liên Hợp Quốc là 10m2/người. Chưa kể mật độ cây xanh công cộng đối với loại hình đô thị đặc biệt theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 về Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế là 15m2/người. Nhiều đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, tỷ lệ cây xanh thấp do thiếu quy hoạch, chưa quan tâm đúng mức tới sự phát triển của không gian xanh.

Qua giải pháp này có thể quy đổi bù phần diện tích cây xanh đối với những đô thị trung tâm hoặc những đô thị đã phát triển không còn quỹ đất dành cho cây xanh. Chuyên gia của Hiệp hội Công viên cây xanh Việt Nam cũng nhấn mạnh thêm về lợi ích của công viên cây xanh, hạ tầng xanh khi không chỉ giúp thích ứng với biến đổi khí hậu; cải thiện môi trường không khí và nước; bảo vệ đa dạng sinh học; mang lại lợi ích sức khoẻ cộng đồng,

Lê Anh - Lê Hùng

Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/phat-trien-cay-xanh-cong-vien-do-thi-thuc-trang-va-giai-phap-a15035.html