Theo truyền thuyết "Bánh chưng, bánh dày", bắt nguồn từ sự tích Lang liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Nhân dịp giỗ Tổ, Vua Hùng đã triệu tập các con đến và truyền rằng: Người con nào tìm được lễ vật hợp ý sẽ được vua cha nhường ngôi. Trong khi các hoàng tử thi nhau tìm những món ngon, vật lạ, sơn hào hải vị để bày tỏ lòng thành thì Lang Liêu - hoàng tử thứ 18 của vua Hùng đã mang đến hai thứ bánh vừa lạ vừa quen đó là Bánh chưng và bánh dày. Những món bánh độc đáo nhưng được làm ra từ những hạt gạo là thứ lương thực quý hoá do trời ban qua đỗi thân thuộc với mọi người. Từ đó bánh chưng trở thành món bánh truyền thống của dân tộc ta cho đến ngày nay và là món bánh không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Bánh chưng là biểu tượng của đất, sở hữu hình dáng vuông vức với màu xanh lá hấp dẫn bên trong là những hạt nếp trắng trời ban kết hợp cùng đậu xanh và thịt mỡ. Là loại bánh được làm ra từ những hạt gạo quý giá được trồng trên khắp mọi nơi trên đất nước vì vậy bánh chưng là một biểu tượng cao quý cho đất.
Bánh chưng mang đến tình yêu thương, những chiếc bánh được gói vuông vức, tỉ mỉ, những hạt nếp cũng được chọn lọc kỹ lưỡng, phải đều nhau, không bị sạn. Nhân đậu xanh vàng ươm đã tách vỏ, cộng với một ít thịt nạc bỏ mỡ. Nhờ đôi bàn tay khéo léo và tình yêu thương vô bờ bến gói bánh chưng đã khiến chiếc bánh trở nên đặc biệt và quý giá hơn bao giờ hết. Bánh chưng thể hiện ước mong cuộc sống no đủ, hạnh phúc, sự dư giả, sung túc. Khi có những chiếc bánh chưng đầy đủ nhân thịt trong nhà mỗi dịp Tết đến là thể hiện mong ước của gia đình trong năm mới sẽ được no đủ, thịnh vượng.
Bánh tét biểu tượng của tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, chiếc bánh tròn, hình trụ dài được gói từ hạt nếp trắng kết hợp cùng đậu xanh, tuy giản dị nhưng lại có thể làm no bụng, làm ấm lòng những người khi làm ăn xa quê hương. Không chỉ vậy cũng giống như bánh chưng, bánh tét cũng mang ý nghĩa của tình yêu thương, hạnh phúc, mong muốn một cuộc sống no đủ, thịnh vượng. Chính những ý nghĩa của bánh chưng và bánh tét đã giúp cho loại bánh này được mọi người coi trọng và sử dụng trong mỗi dịp lễ tết.
Trong xã hội hiện đại, việc gói và nấu bánh chưng đã có phần bị mai một. Bởi một bộ phận giới trẻ hiện nay đã không còn coi trọng việc gói bánh mà thay vào đó thường mua bánh làm sẵn ở chợ hay siêu thị. Tuy vẫn giữ đúng phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết bằng bánh chưng, bánh tét nhưng không thể giữ được nét đẹp truyền thống là cả gia đình cùng nhau sum vầy gói bánh chưng đón Tết. Vì thế không khí tết cũng bị nhạt hơn. Một số gia đình hay đa số giới trẻ hiện nay đã bị lãng quên cách gói bánh chưng như thế nào, mà bị nghiện bởi chiếc điện thoại thông minh, chỉ cần “alo” là có bánh chưng đem đến tận nhà mà chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của việc gói chiếc bánh đó như thế nào.
Ý nghĩa văn hóa của chiếc bánh chưng thờ cúng tổ tiên - món ăn đậm đà bản sắc của người Việt Nam trong mỗi dịp Tết cổ truyền. Chiếc bánh chưng không chỉ nhắc nhở mỗi người về một món ăn mang đậm biểu trưng văn hoá của dân tộc, mà còn khiến cho mỗi người dân đất Việt tự hào hơn, trân quý hơn một sản vật linh thiêng của ngày Tết sum họp, như hồn của Tết Việt trường tồn mãi với thời gian.
Phong tục truyền thống thờ cúng và thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam thật thú vị. Thờ cúng và thưởng thức bánh chưng như sự mặc định sở hữu về nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Đó là niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử và chắc chắn sẽ truờng tồn với thời gian mỗi độ Tết đến xuân về. Ngày nay, nhịp sống hiện đại tuy có bận rộn hơn, sung túc hơn thì truyền thống văn hóa về bánh chưng ngày Tết vẫn rất cần trao truyền lại cho mai sau, để cùng gìn giữ, lưu dấu một phong tục đẹp trong văn hoá dân tộc Việt.
Quang Khải
Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/net-dep-phong-tuc-goi-banh-chung-banh-tet-nhan-dip-tet-den-xuan-ve-a14430.html