Năm học 2022-2023, ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt công tác rà soát, quy hoạch phân bổ, sắp xếp mạng lưới, quy mô trường lớp các cơ sở giáo dục. Thực hiện tốt việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT đạt kết quả tốt, chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được trang bị đồng bộ, theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo yêu cầu phục vụ cho công tác dạy - học đạt chất lượng cao…
Báo cáo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho thấy, năm học 2022-2023 ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc đã triển khai và thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động và phong trào thi đua do Bộ GD&ĐT phát động. Công tác kiểm tra, đánh giá các đơn vị nhà trường được tiến hành thường xuyên... Nhờ vậy, năm học 2022-2023, Vĩnh Phúc đã dẫn đầu cả nước ở nhiều chỉ số.
Cụ thể, tại kỳ chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023, Vĩnh Phúc có 79 học sinh đoạt giải, gồm: 5 giải Nhất, 20 giải Nhì, 23 giải Ba, 31 giải Khuyến khích, tăng 17 giải so với năm học 2021-2022 (đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ học sinh đạt giải); Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Vĩnh Phúc đứng đầu cả nước về điểm trung bình tất cả môn thi tốt nghiệp THPT với 7,219 điểm, tăng một bậc so với năm 2022; đứng thứ 5 cả nước về số điểm 10…
Từ thực tiễn cho thấy, “trái ngọt” của năm học 2022-2023 là sự chuẩn bị kỹ lưỡng của ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc trong nhiều năm, ở nhiều cấp học, từ giáo dục mầm non cho đến THPT tại khắp các địa phương trong tỉnh…
Ghi nhận thực tế tại các địa phương tại Vĩnh Phúc cho thấy, phong trào học tập, phát triển giáo dục đã thực sự lan tỏa, rộng khắp, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới căn bản, toàn diện…
*Yên Lạc: Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục
Tại huyện Yên Lạc, năm học 2022-2023 thực sự đã có những bước phát triển đáng ghi nhận trong công tác giáo dục, góp phần không nhỏ vào thành công chung của ngành GD&ĐT tỉnh nhà.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc – ông Trần Minh Tuấn cho biết: Thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023, ngành giáo dục huyện đã chú trọng, tập trung phát triển quy mô mạng lưới trường, lớp. Hiện toàn huyện có 56 trường học và cơ sở giáo dục, với 1.156 lớp và 37.707 học sinh; tăng 37 lớp và 736 học sinh. Trong đó, Mầm non: 18 trường và 2 cơ sở giáo dục; Tiểu học: 18 trường; Liên cấp TH&THCS: 01 trường; THCS: 17 trường.
“Hệ thống mạng lưới trường lớp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút học sinh đến trường học tập. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh ở các cấp học; huy động được tối đa số học sinh đến trường; tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tỷ lệ tuyển sinh đầu cấp ở các cấp học đều ở mức cao” - ông Trần Minh Tuấn cho biết.
Nhằm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, Yên Lạc đã quan tâm đúng mức đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Theo đó, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục trong toàn huyện là 1897 người (tăng 80 người so với cùng kỳ năm trước); trong đó cán bộ quản lý là 132 người, giáo viên là 1625 người, nhân viên là 140 người. Số cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn là 132 người, đạt tỷ lệ 100%; trong đó: trên chuẩn là 70 người đạt tỷ lệ 53,03%. Số giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên là 1579/1625 người, đạt tỷ lệ 97,2%; trên chuẩn là 555/1625 người đạt tỷ lệ 34,2%...
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, hàng năm, 100% giáo viên được cử tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được công việc được giao. Nhờ vậy, năm học 2022-2023, 100% giáo viên tại Yên Lạc được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Đáng chú ý, công tác xây dựng và công nhận trường chuẩn quốc gia luôn được cả hệ thống chính trị địa phương quan tâm, khích lệ. Đến nay, toàn huyện có 19/54 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 35,18% (Chưa đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết phát triển giáo dục); trong đó, trường đạt mức độ 2 có 11 trường chiếm 20,37% (Vượt chỉ tiêu trường đạt mức độ 2). Trong năm 2023, Yên Lạc phấn đấu hoàn thành xây dựng 17 trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch. Dự kiến hết năm 2023, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 36 trường (đạt 66,66%, hoàn thành chỉ tiêu đề ra)…
Từ môi trường giáo dục tốt, lành mạnh, rộng mở, các bạn học sinh tại Yên Lạc đã luôn thể hiện tâm thế chủ động, tự tin trong học tập, thi đua, rèn luyện bản thân. Minh chứng rõ nét nhất chính là thành tích đáng ghi nhận của các bạn học sinh Yên Lạc tại các hội thi cấp huyện, tỉnh, và đặc biệt tại các sân chơi trí tuệ cấp quốc gia. \
Phòng GD&ĐT Yên Lạc cho biết, tại sân chơi trí tuệ cấp quốc gia, các bạn học sinh trong huyện đã giành được: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 04 giải KK tại hội thi ATGT cho nụ cười trẻ thơ; Tại các cuộc thi trên mạng Internet: Violympic Toán Tiếng Việt: Cấp TH có 1.811 HS dự thi từ khối 2 đến khối 5. KQ đạt giải: 4 HCV; 10 HCB; 22 HCĐ; 144 KK; cấp THCS có 337 HS tham dự từ khối 6 đến khối 9. KQ đạt giải: 34 HCV; 30 HCB; 50 HCĐ; 53 KK; Violympic Toán Tiếng Anh: Cấp TH có 320 HS dự thi khối 4 và khối 5. KQ đạt giải: 3 HCV; 18 HCB; 21 HCĐ; 113 KK; cấp THCS có 54 HS tham dự khối 6 và khối 8. KQ đạt giải: 28 HCV; 08 HCB; 12 HCĐ; 06 KK; Violympic Tiếng Việt: Cấp TH có 1.061 HS dự thi từ khối 2 đến khối 5. KQ đạt giải: 4 HCV; 10 HCB; 44 HCĐ; 379 KK; Violympic Tiếng Anh: Cấp TH có 503 HS dự thi khối 4 và khối 5. KQ đạt giải: 02 HCB; 01 HCĐ; 08 KK; cấp THCS có 68 HS dự thi khối 8 và khối 9. KQ đạt giải: 02 HCV; 02 HCB; 07 HCĐ; 05 KK…
Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc – ông Nguyễn Lê Huy khẳng định, những thành quả đã đạt được của ngành giáo dục huyện nhà là sự ghi nhận công sức, tâm huyết của cả hệ thống chính trị địa phương, sự nỗ lực, sáng tạo của đội ngũ giáo viên – học sinh, giúp tinh thần học tập không ngừng được nâng cao, lan tỏa.
Thời gian tới, để công tác giáo dục tại địa phương phát triển hơn nữa, Yên Lạc xác định nhiều giải pháp trọng tâm, cốt lõi, đặc biệt cần huy động sự tham gia của toàn xã hội để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng chăm lo các hoạt động giáo dục; Đồng thời, phát huy vai trò của Hội Khuyến học các cấp, dòng họ và gia đình để thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, đào tạo. Nâng cao hiệu quả hoạt động các Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn theo hướng bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật cho mọi lứa tuổi, trình độ nhằm xây dựng xã hội học tập theo hướng học tập và học tập suốt đời…” – ông Nguyễn Lê Huy chia sẻ.
*Vĩnh Tường: Chú trọng công tác Thi đua – Khen thưởng
Tại huyện Vĩnh Tường, năm học 2022-2023, công tác giáo dục tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sắc, kịp thời của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện; sự chỉ đạo và giúp đỡ của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc; sự phối hợp có hiệu quả giữa các ban, ngành, đoàn thể trong huyện. Với tinh thần chủ động, nỗ lực phấn đấu của đội ngũ CB, GV, NV, HS các nhà trường, ngành GD&ĐT Vĩnh Tường đã đạt được nhiều thành công trên nhiều lĩnh vực công tác.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Tường – ông Phan Quốc Hào cho biết: Năm học 2022-2023, toàn huyện có 87 trường (25 trường THCS; 26 trường Tiểu học; 05 trường TH&THCS; 31 trường MN (trong đó có 01 trường MN tư thục)), với 49.520 học sinh, trong đó: Giáo dục Mầm non có 31 trường và 32 cơ sở GDMN độc lập tư thục với 545 nhóm lớp. Trong đó có 100 nhóm trẻ và 446 lớp mẫu giáo. Số lớp mẫu giáo 5 tuổi: 135 lớp. Công tác huy động cháu ra nhà trẻ 2.329/9.845 trẻ, đạt 23,7%, tăng 4.2% với cùng kỳ năm học trước và 11.155/11.318 cháu ra mẫu giáo đạt 98,6% tăng 0,1% so với năm học trước. Riêng Mẫu giáo 5 tuổi 3.998/3.998, đạt 100%; Giáo dục Tiểu học có 26 trường Tiểu học, 05 trường TH&THCS với 671 lớp và 21.650 học sinh, sĩ số bình quân 32,3 HS/lớp. Công tác huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, huy động trẻ khuyết tật ra lớp đạt 98,92%; Giáo dục THCS có 25 trường THCS, 05 trường TH&THCS với 391 lớp và 14.386 học sinh, sĩ số bình quân 36,8 học sinh/lớp. Công tác tuyển học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 đạt 100%.
Năm học 2022-2023, Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn và các trường học quan tâm đầu tư CSVC cho các nhà trường theo hướng ổn định lâu dài. Nhờ vậy đến nay, CSVC các nhà trường cơ bản đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học, tỷ lệ phòng học kiên cố được nâng lên so với năm học trước.
Nhờ được đầu tư kịp thời, đúng hướng, đã giúp chất lượng giáo dục tại địa phương không ngừng được nâng cao, đi vào chiều sâu. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường trọng điểm chất lượng cao các cấp học luôn được chú trọng. Hiện nay, Vĩnh Tường có 87/87 trường (đạt 100%) số trường trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn; trong đó, có 40/87 trường được công nhận CQG theo Thông tư mới, đạt 46%, trong đó: Cấp mầm non: 14/31 trường, đạt 45,2%; Cấp tiểu học: 14/26 trường, đạt 53,8%; Cấp THCS, TH&THCS: 12/30 trường, đạt 40,0%. (Hoàn thành 40/67 trường, đạt 59,7% so với chỉ tiêu đến năm 2025).
Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, đoàn thể và nhân dân tham gia công tác XHH, đã giúp công tác khuyến học ở các xã, thị trấn, các chi hội khuyến học, các dòng họ khuyến học đang hoạt động có hiệu quả, góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trong huyện.
Đặc biệt, công tác Thi đua - Khen thưởng luôn được quan tập kịp thời, đã góp phần khích lệ các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết thúc năm học 2022-2023, ngành GD&ĐT huyện đã đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực công tác, được nhiều cấp, ngành tặng thưởng các danh hiệu thi đua, cụ thể: Cấp huyện: 57 trường được tăng danh hiệu Tập thể LĐTT, 355 cá nhân danh hiệu CSTĐCS, 144 giấy khen HTXSNV, 1058 danh hiệu LĐTT. Cấp tỉnh: 06 Cờ thi đua cho 06 trường, 07 trường danh hiệu TT LĐXS, 05 trường Bằng khen tỉnh, 100 cá nhân Bằng khen tỉnh…
Hiện huyện Vĩnh Tường cũng đang đề nghị danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh cho 03 cá nhân; 06 Bằng khen của Bộ GD&ĐT (03 tập thể, 03 cá nhân); 01 tập thể Cờ thi đua Chính phủ; 03 cá nhân Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Năm học 2022-2023 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, HĐND-UBND huyện, sự quan tâm giúp đỡ của Sở GD&ĐT, ngành GD&ĐT Vĩnh Tường cơ bản đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra. Thời gian tới, ngành GD&ĐT Vĩnh Tường sẽ tiếp tục rà soát, quy hoạch, ổn định mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục mầm non độc lập, đảm bảo thực hiện đúng các quy định về tổ chức hoạt động, chất lượng và hiệu quả; Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với sự nghiệp giáo dục ở mỗi xã, thị trấn, đơn vị trường học; tổ chức quán triệt sâu rộng để cán bộ, giáo viên và nhân dân nắm được các mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương...
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Tường - ông Phan Quốc Hào nhấn mạnh: “Đặc biệt quan tâm khen thưởng kịp thời cho các CBQL, GV đạt thành tích thực sự xuất sắc trong thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao, trong từng thời điểm của năm học như: Thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, quốc gia; thi cán bộ quản lý giỏi cấp tỉnh, quốc gia; có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, các sân chơi trí tuệ, các kỳ thi khác theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội của tỉnh ở các cấp tỉnh, quốc gia, khu vực quốc tế và quốc tế. Thưởng CBQL, giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng đại trà. Khen thưởng theo các văn bản hướng dẫn hiện hành, đồng thời được khen thưởng thêm, theo các văn bản quy định hiện hành”.
Bùi Cường – Đức Long
Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/vinh-phuc-chu-dong-trach-nhiem-trong-cong-tac-giao-duc-phat-trien-giao-duc-a13545.html