1. Ngô Quyền
Ngô Quyền (897 - 944), người làng Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Cha ông là Ngô Mân từng làm chức Châu mục Đường Lâm. Từ nhỏ, Ngô Quyền đã sống trong truyền thống yêu nước của quê hương.
Vào năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, Ngô Quyền lập tức huy động quân ra đánh. Thấy vậy, Công Tiễn phải vội vã cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Đến năm 938, Ngô Quyền đem quân ra đánh chiếm thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn.
Cũng trong năm 938, ông lãnh đạo quân ta đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Theo đó, nhân lúc thủy triều lên xuống, ông cho đóng cọc gỗ bịt sắt xuống lòng sông, chuẩn bị chờ giặc sa lưới. Kết quả, quân Nam Hán thất bại tan tát. Tướng Lưu Hoàng Tháo cùng với hơn nửa binh lính của mình đã bỏ mạng.
Sau khi đánh bại nhà Nam Hán, Ngô Quyền lên làm vua, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
2. Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), quê ở phủ Thái Hoà, thành Thăng Long (Hà Nội). Ông nổi tiếng ham đọc sách, say sưa nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ từ thuở nhỏ. Vào năm 1942, ông được bổ nhiệm làm quan theo hầu vua Lý Thái Tông. Trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đem quân sang Bắc phạt.
Đến năm 1061, Vua Lý Thánh Tông cử ông giữ chức Kinh phòng sứ để sớm lấy lại trật tự ở miền Thanh Hoá, Nghệ An. Sau một thời gian, ông đã đem lại trật tự yên vui cho miền này. Vua rất quý Ông và ban cho Quốc tính. Cũng từ đây, ông chính thức mang họ Lý.
Dựa vào ghi chép lịch sử, ông có tư tưởng quân sự vô cùng táo bạo và thần tốc: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”.
Không chỉ thế, ông còn chỉ huy quân đội đánh chiếm hai Châu Khâm, Liêm trong thời gian ngắn. Hạ thành Ung Châu của giặc Tống, phá tan các vị trí tập kết quân và lương thảo chuẩn bị xâm lược nước ta.
Đến tháng 4/1076 , Lý Thường Kiệt rút quân về lập phòng tuyến sông Cầu. Tại khúc sông Như Nguyệt thuộc phòng tuyến này, trong lúc “ngàn câu treo sợi tóc”, ông đã sáng tác ra bài thơ “Nam Quốc sơn hà”. Nhằm cổ vũ tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân ta. Bài thơ khẳng định quyền độc lập dân tộc tự chủ thiêng liêng của Tổ quốc. Cũng nhờ vậy bài thơ trở nên bất hủ, được xem như một bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nước ta.
3. Trần Hưng Đạo
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông. Ông sinh ra tại quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232.
Trần Hưng Đạo gây tiếng vang nhờ tài quân sự ấn tương, 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Nổi bật nhất là cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ.
Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước, được phong tước Hưng Đạo Vương. Sau khi kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách.
Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5.9.1300), thọ 74 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.
4. Quang Trung
Nguyễn Huệ (1753 - 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương. Ông là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.
Sinh thời, ông được đánh giá là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất, một nhà cai trị tài giỏi hàng đầu lịch sử Việt Nam, khi đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật.
Nguyễn Huệ cùng 2 người em của mình (Anh em Tây Sơn) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn, phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê.
Không chỉ thế, Nguyễn Huệ còn đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh từ phía Bắc và được đánh giá cao khi đề ra được nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.
Năm 1788, vua Càng Long đem 20 vạn quân Mãn Thanh sang đánh nước ta. Thấy vậy, Quang Trung nhanh chóng kéo 10 vạn quân ra Bắc nhằm đón đánh quân xâm lược trước khi chúng tiến vào nước ta. Trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa, quân Thanh thua trận thảm bại, người chết không thể đếm hết. Số còn lại bỏ chạy tán loạn, 20 vạn quân Thanh bị phục kích truy sát chết gần hết.
Lịch sử ghi nhận Quang Trung chưa từng thất bại trong bất kỳ lần cầm quân đánh giặc nào. Là một người hùng của dân tộc nhưng Quang Trung mất sớm bỏ lại bao dự định quy hoạch về tương lai đất nước.
5. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng.
Đến năm 1948, ông trở thành vị Đại tướng, Tổng Tư lệnh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Với khả năng quân sự tài tình của mình, ông góp phần quan trọng trong nhiều chiến thắng của quân và dân Việt Nam.
Điển hình nhất là trận Phai Khắt - Nà Ngần, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975. Cũng từ đó, ông trở thành vị tướng huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam.
Không chỉ thế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là “người anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng; Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông được cả thế giới ngưỡng mộ và suy tôn là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất lịch sử thế giới qua mọi thời đại.
Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/5-danh-tuong-lay-lung-lich-su-viet-nam-duoc-ca-the-gioi-ghi-nhan-co-1-vi-tuong-chua-tung-bai-tran-a12293.html