Nghệ An có 29 công đoàn cấp trên cơ sở, trong đó Liên đoàn Lao động huyện, thành thị là 21 đơn vị; Công đoàn ngành là 8. Tổng số đoàn viên là 172.332 người.
Trong những năm qua, tư tưởng đoàn viên, CNVCNLĐ của Liên đoàn Lao động Nghệ An ổn định, phấn khởi đồng thuận, tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh trên đà khôi phục, từng bước có những khởi sắc trong hoạt động. Đời sống CNVCNLĐ được đảm bảo, yên tâm lao động, sản xuất, thu nhập người lao động trong các doanh nghiệp bình quân 5.000.000 - 5.700.000 đồng/người/tháng.
Sau khi Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định số 589/QĐ-TLĐ ngày 22/5/2014, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An đã tổ chức và chỉ đạo các cấp công đoàn tham gia nghiên cứu, quán triệt trong đội ngũ cán bộ công đoàn chủ chốt; lồng ghép việc thực hiện các nội dung của Quyết định vào kế hoạch công tác giai đoạn, từng năm của tổ chức công đoàn.
Góp ý xây dựng Đảng để nâng cao hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương và tổ chức công đoàn
Công đoàn các cấp tham gia góp ý vào Dự thảo nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, quy định, kết luận... của Đảng có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, CNVCNLĐ, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; tích cực tham gia góp ý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Đảng, cấp ủy, tổ chức Đảng tại đơn vị, phù hợp tình hình thực tiễn, góp phần xây dựng cơ quan đơn vị ngày càng vững mạnh, như: Góp ý dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng các cấp; Chỉ thị số 19 CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Dự thảo báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án số 08-ĐA/TU ngày 15/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về "Phòng, chống chuyển hóa đình công, lãn công thành biểu tình, gây rối an ninh ở Nghệ An"…
100% công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với tỷ lệ người tham gia đạt trên 90%. Đặc biệt, đoàn viên và người lao động Nghệ An được đánh giá cao trong việc tham gia các cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết của Đảng, nhất là các cuộc thi trực tuyến luôn trong tốp đầu về số lượng tham gia, có nhiều cá nhân đạt giải thường.
Năm 2022, Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh ký chương trình phối hợp công tác với cấp ủy của 21 huyện, thành, thị. Qua đó góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương và tổ chức công đoàn. Đồng thời phản ánh, nắm bắt, trao đổi, tâm tư nguyện vọng, kiến nghị đề xuất kịp thời đối với tổ chức Đảng các cấp. Mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên với CNVCLĐ ngày càng gắn kết chặt chẽ.
Tại các kỳ sinh hoạt chi bộ, hội nghị, giao ban, công doàn các cấp tích cực tham gia góp ý cho Đảng viên về việc chấp hành các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng; về mối quan hệ giữa đảng viên với CNVCLĐ đảm bảo gắn kết, thân thiện, chia sẻ. Hình thức góp ý: Bằng văn bản; tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy với đoàn viên, người lao động; góp ý trực tiếp với lãnh đạo, đảng viên; thông qua phiếu tín nhiệm hàng năm;qua hòm thư góp ý hoặc trên các nhóm nội bộ zalo, facebook; lấy phiếu tín nhiệm nơi cư trú đối với đảng viên...
Góp ý xây dựng chính quyền để đảm bảo quyền và lợi ích, chế độ của người lao động và nhân dân
Trong 10 năm qua, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An đã chủ trì 15 cuộc hội thảo góp ý 70 dự thảo các văn bản quy phạp pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích đông đảo của nhân dân, đặc biệt là các văn bản liên quan đến chế độ, chính sách của đoàn viên, người lao động, Đặc biệt là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật Đất đai; dự thảo sửa đổi Bộ luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản của các sở, ban ngành cấp tỉnh, nhất là các nội dung có liên quan trực tiếp đến người lao động và tổ chức công đoàn, như: Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn, Luật bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Hôn nhân gia đình; Dự thảo thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Nghị quyết và dự thảo chương trình phát triển nhà ở tỉnh Nghệ An năm 2025, định hướng năm 2030; dự thảo Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Nghệ An; Quyết định về việc Quy định tạm thời một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đối với từng cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An… Đặc biệt, năm 2021, Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì tổ chức 05 cuộc hội thảo góp ý vào quy trình giải quyết các cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Liên đoàn Lao động tỉnh cũng phối hợp với UBND tỉnh tổ chức 04 hội nghị gặp mặt, đối thoại với chủ doanh nghiệp, Công đoàn FDI trên địa bàn và CNLĐ. Các huyện ngành tổ chức 21 cuộc đối thoại với chính quyền, phòng ban chuyên môn trên địa bàn. Đặc biệt năm 2022, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị găp mặt giữa Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An với công nhân lao động. Tại Hội nghị, 6 nhóm vấn đề mà người lao động và người sử dụng lao động quan tâm đã được trả lời trực tiếp, như: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng để nâng cao thu nhập cho người lao động; nâng cao quản lý phần mềm BHXH, xử lý các doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài; tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ công nhân tại các khu công nghiệp; đề xuất được làm thủ tục tạm trú, tạm vắng ngoài giờ hành chính, cung cấp đường dây nóng tại vị trí thuận lợi; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà xã hội, nhà trẻ, chợ, siêu thị công nhân; có cơ chế ưu đãi cho người lao động thuê nhà, mua nhà ở xã hội. Sau hội nghị, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh để chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn, các cấp, các ngành rà soát lại và đề ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề mà công nhân lao động và các doạnh nghiệp đã có ý kiện kiến, nghị đề xuất tại hội nghị đối thoại.
Hàng tuần, hàng tháng, đội ngũ báo cáo viên, công tác viên dư luận xã hội công đoàn các cấp nắm bắt thông tin, kiến nghị, đề xuất, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động trên địa bàn; hàng tháng, Liên đoàn Lao động tỉnh tham gia cùng UBND tỉnh tiếp công dân, người lao động; hàng năm thông qua việc đánh giá quy chế phối hợp giữa Liên đoàn Lao động tỉnh với UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động các huyện, thành, thị với UBND các huyện, thành, thị; Công đoàn các ngành với chuyên môn cùng cấp để chỉ ra các tồn tại hạn chế trong việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến đoàn viên, người lao động qua đó kịp thời có các kiến nghị để Chính quyền, chuyên môn tiếp thu và xử lý.
Những kết quả trên có được là nhờ sự đồng thuận từ phía Tỉnh ủy, UBND tỉnh hàng năm đã có chương trình phối hợp hoạt động với Liên đoàn Lao động tỉnh; thông báo kịp thời chủ trương, chính sách pháp luật của tỉnh ủy, UBND tỉnh đến tổ chức công đoàn. Tổ chức lấy ý kiến thông qua phiếu thăm dò trong cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đồng thời ban hành văn bản đề nghị các cấp Công đoàn tỉnh Nghệ An “Tăng cường tham mưu cho cấp ủy, chính quyền gặp gỡ, đối thoại với công nhân, người lao động nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo sự gắn bó với chính quyền”; ban hành Kế hoạch số 58-KH/TU ngày 12/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về việc triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Từ chỉ đạo của Tỉnh ủy, hàng năm chính quyền địa phương đã phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt đối thoại Chủ tịch UBND tỉnh với CNLĐ với sự tham gia của lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ban ngành liên quan. Năm 2023, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề công nhân lao động trước thềm kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV với sự tham gia đầy đủ của đoàn đại biểu quốc hội, mặt trận tổ quốc Việt Nam, các sở ban ngành cấp tỉnh. Thông qua Hội nghị đối thoại, các ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, người lao động cơ bản được tiếp thu, tổng hợp để gửi các cơ quan chức năng xem xét giải quyết.
Các sở, ban, ngành địa phương như: Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Văn hoá, thể thao, Đoàn Thanh niên, Hội LH phụ nữ, Sở lao động, Thương binh, Xã hội, Bảo hiểm y tế, Công an tỉnh... tổ chức ký kết các chương trình phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh; tích cực phối hợp trong việc giải quyết 30 vụ đình công trái pháp luật trên địa bàn tỉnh; kiểm tra chính sách pháp luật, An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bữa ăn ca, tư vấn pháp luật... góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Ông Thái Minh Sỹ, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An cho biết: “Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, Liên đoàn lao động Nghệ An và các công đoàn cơ sở trực thuộc đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Phát huy những kết quả đạt được, Liên đoàn lao động Nghệ An tiếp tục chỉ đạo các công đoàn cơ sở thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp, nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Trong đó; tiếp tục quán triệt tới cán bộ công đoàn, đoàn viên và người lao động Quyết định số 589/QĐ-TLĐ ngày 22/5/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chủ động xây dựng kế hoạch, cách thức tổ chức thực hiện quyết định phù hợp với tình hình địa phương đơn vị.
Thứ hai: Chỉ đạo các cấp công đoàn tích cực tham gia góp ý các chỉ thị, Nghị quyết chính sách pháp luật của Đảng, chính quyền; góp ý cho đảng viên tại đơn vị và nơi cư trú. Tuyên truyền, vận động, cán bộ, CNVCLĐ nâng cao nhận thức, trách nhiệm chủ động, tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng đơn vị thông qua nhiều hình thức như góp ý trực tiếp, qua đối thoại, qua hòm thư góp ý, qua tổ chức công đoàn các cấp. Theo dõi và thông tin kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên với tổ chức, cá nhân góp ý.
Thứ ba: Xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội theo chức năng quy định pháp luật, đồng thời lựa chọn nội dung giám sát cụ thể, được đông đảo đoàn viên, người lao động quan tâm, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả.
Thứ tư: Tiếp tục ký kết và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp công tác với chính quyền, sở ban ngành. Đồng thời Tăng cường phối hợp với cấp ủy đảng, chuyên môn tổ chức đối thoại trực tiếp với người lao động. Tổng hợp ý kiến góp ý, kiến nghị của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; theo dõi, thông báo kết quả tiếp thu, góp ý của cấp ủy, chuyên môn tới tổ chức, cá nhân góp ý.
Cuối cùng là kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội trong các cấp công đoàn; chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng thông tin dư luận xã hội, công tác tiếp dân để góp phần thực hiện có hiệu quả công tác tam gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước về giữ gìn bí mật trong quá trình góp ý.
Vũ Thắng – Lâm An
Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/nghe-an-phat-huy-vai-tro-cua-cong-doan-trong-tham-gia-gop-y-xay-dung-dang-xay-dung-chinh-quyen-a11343.html