Nhìn lại 6 trận phòng ngự tiêu biểu ở Hà Nội những ngày đầu năm 1947 (phần 2 và hết)

Các trận phòng ngự giam chân địch trong thành phố của quân-dân Thủ đô là sự kế thừa truyền thống “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn” của dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới.

anh-4-1686846036.jpg
Tiểu liên, súng carbine do Mỹ, Pháp sản xuất được các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô sử dụng. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

Trận phòng ngự ở Nhà thương Vọng

Tác chiến phòng ngự chốt chặn cũng đã được thực hiện thành công, tiêu biểu là trận phòng ngự ở Nhà thương Vọng diễn ra ngày 15 tháng 1 năm 1947. Tại đây, ta có Đại đội 68 thuộc Tiểu đoàn 64 cùng ba trung đội đội tự vệ và lực lượng cứu thương cấp dưỡng dồn từ phía trước về. Nhà thương Vọng năm trên một khu vực khá rộng, mỗi chiều khoảng 300m, có tường xây xung quanh.

Phía bắc là sân bóng và bãi trống có một số hố dầu và lò gạch nhỏ. Phía đông tiếp giáp với đường sắt, đường xe điện và đường 1, hình thành một bãi bằng khá rộng. Phía nam là đường Tàu Bay (nay là đường Trường Chinh) nối liền với đường Đại La, Ngã Tư Vọng. Mặt trước Nhà thương trông ra đường 1 có cổng ra vào. Trong Nhà thương có nhiều nhà ba tầng để làm việc và cho bệnh nhân nội trú. Góc tây bắc có một tháp nước cao.

Được tin địch từ Kim Liên đánh xuống, ta cấp tốc triển khai lực lượng phòng ngự bảo vệ. Ba trung đội tự vệ bố trí ở bãi trống phía bắc. Đại đội Vệ quốc đoàn bố trí trong Nhà thương, trong đó một trung đội bố trí dọc tường rào phía bắc, một trung đội ở phía đông. Một khẩu đại liên được đặt ở chòi cao trên cổng ra vào, còn một khẩu đại liên khác bố trí lỗ châu mai đục từ tường để bắn dọc đường 1.

Khoảng 5 giờ ngày 15 tháng 1 năm 1947, địch dùng máy bay pháo binh, súng cối bắn mãnh liệt vào các khu vực nghi quân ta phòng ngự. Tiếp đó, địch cho 8 chiếc xe tăng và xe thiết giáp cùng 10 xe vận tải chở khoảng 300 quân Xénégan mặc giả thường dẫn đến triển khai lực lượng. Chúng cũng bắt dân đi đầu đội hình để làm bia đỡ đạn. Ta dùng súng bắn chỉ thiên để dân chạy tản ra. Địch không thực hiện được thủ đoạn thâm độc nên dùng súng máy bắn vào dân đang thay hỗn loạn.

Sau đó, chúng tiếp tục triển khai đội hình tiến công. Ta chờ chúng tiến gần, bất ngờ cho đại liên trên chòi cao nổ súng tiêu diệt nhiều địch, buộc số còn lại phải tháo tay. Địch tổ chức lại đội hình, tiếp tục xung phong, những thông thành công. Tính đến 10 giờ, ta đánh lui sáu đợt xung phong của địch bằng hỏa lực đại liên, súng trường, lựu đạn, tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên.

Địch cay cú dùng pháo trên xe tăng bắn mạnh vào các vị trí có hỏa lực của và những vật che đỡ. Khoảng hơn 10 giờ, chúng bắn sập hai lò gạch nhỏ ở phía bắc. Tự vệ ta mặc dù bị thương vong một số nhưng vẫn ngoan cường bám công sự đánh chặn địch. Trên hướng tây, một bộ phận thám báo dịch tiến vào cũng bị ta chặn lại. Đến 11 giờ, địch bắn sập chòi cao ở cổng, nơi ta đặt khẩu đại liên. Chiến sĩ bắn đại liên đã nhanh chóng xếp gạch để tiếp tục bắn địch. 

Trước diễn biến chiến đấu ngày càng quyết liệt, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn đã lệnh cho bộ phận nữ cứu thương và cấp dưỡng theo lạch nước rút về hướng sân bay Bạch Mai. Tại hướng bắc, địch vẫn bị quân ta ngăn chặn không tiến lên được nên đã điều tiếp một cánh quân khác gồm 8 xe tăng xe thiết giáp và 15 xe vận tải và khoảng 500 quân tiến theo đường Đại La đánh vào phía sau Nhà thương Vọng.

Tình hình chiến sự lúc này trở nên rất phức tạp, nhất là cánh ở phía nam địch mạnh hơn, nên ta gặp khó khăn trong phòng ngự. Địch dùng pháo trên xe tăng bắn trúng ổ đại liên của ta trên chòi cao ở cổng rồi cho xe tăng húc đổ tường đột phá hướng đông nam. Tổ quyết tử đâm bom ba càng tiêu diệt một xe tăng địch. Ta trụ bám từng nhà chặn địch và đến 18 giờ rút về hướng Khương Trung, sân bay Bạch Mai. Một trung đội rút xuống hầm ngầm của Nhà thương và đến nửa đêm lên khỏi hầm đánh tiếp. Sau một ngày bám trụ đánh địch, ta đã tiêu diệt khoảng 200 tên. 

Trận phòng ngự ở nhà Xôva

Trận đánh ở nhà Xôva ngày 6 tháng 2 năm 1947, mặc dù diễn ra trong không gian không lớn, song vẫn là một trận đánh tiêu biểu cho tác chiến phòng ngự chốt chặn, thể hiện quyết tâm của ta trong thế trận giằng co với dịch. Nhà Xôva (nay là trụ sở Bộ Thủy lợi) ở phía đông nam Liên khu 1, liền kề với đê sông Hồng, có kiến trúc theo lối cổ của Pháp, gồm hai tầng dài khoảng 4m. Phía đông (mặt trước) và phía bắc có cửa ra với hai cầu thang lên gác.

Các cửa sổ tầng hai đều có song sắt. Nhà Xôva và cách nhau bởi đường Bạch Thái Bưởi, là hai điểm quan hệ mật thiết với nhau trong chiến đấu. Phía trước là Trần Quang Khải rộng 24m song song với đê sông Hồng. Các đường Hàng Tre (phía sau), Hàng Mắm (bên trái), đường Bạch Thái Bưởi (bên phải), phố Bắc Ninh, Hàng Thùng (liền kề) đều rộng từ 8 đến 10m, xe cơ giới cơ động tốt, nhưng ta cũng có thể làm vật cản chặn địch.

Nhà Xôva, Kho Thuế quan là những vị trí có tầm quan sát xa, có thể phát huy sức mạnh hỏa lực khống chế, tiêu diệt địch trên khu vực rộng từ cầu Long Biên đến Bác Cổ và ngoài bãi sông Hồng. Địch đã mấy lần đưa lực lượng từ Đồn Thủy, nhà Bác Cổ và nhà Giao thông công chính tiến công vào nhà Xôva, nhưng không thành. Tại nhà Giao thông công chính phía Nam nhà Xôva, địch cho một trung đội có đại liên bố trí trên gác cao, xe thiết giáp trên đê phía trước nhà dùng hỏa lực khống chế dọc đường Trần Quang Khải. Đây là lực lượng thường xuyên phối hợp tác chiến trong các lần địch tiến công vào nhà Xôva.

anh-1-1686846207.jpg
Xe tăng hạng nhẹ của Pháp tập trung tại Hà Nội năm 1946. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Nhiệm vụ giữ tuyến phòng ngự phía đông Liên khu 1 được giao cho Tiểu đoàn 103, trong đó Đại đội 14 phòng ngự từ Trường Ke đến nhà Xôva và Kho Thuế quan. Đại đội có ba đội. Trung đội 1 giữ Trường Ke, đánh địch từ cầu Long Biên vào. Trung đội 2 đóng ở nhà Xôva, đánh địch từ hướng Bắc Cổ lên. Trung đội 3 là lực lượng dự bị, đóng tại các phố Mã Mây, Hàng Buồm, sẵn sàng chi viện. Các trung đội đều được trang bị trung liên, 2 đến 3 tiểu liên, 10 khẩu súng trường ngoài ta còn có lựu đạn, đao, kiếm, chai cháy. Các cán bộ và chiến sĩ đều I qua chiến đấu nhiều trận trong Liên khu 1. Tại nhà Xôva, Trung đội 2 bố trí một tiểu đội tăng cường trong nhà, nhằm đánh địch ở hướng chủ yếu là đường Trần Quang Khải và bờ sông Hồng. Một bộ phận ở Kho Thuế quan chặn địch ở sườn phía Đông Nam.

Một tiểu đội được bố trí ở ngã tư Hàng Tre - Bạch Thái Bưởi nhằm chặn địch từ phía Hàng Tre đánh vào sau lưng địch. Một tiểu đội được bố trí ở Hàng Mắm, nhằm chặn địch từ phía Cột Đồng hồ đánh vào, bảo vệ sườn trái của trung đội. Trong nhà, ta xếp bao cát lên tận trần nhà; đục tường thành lỗ châu mai có thể bắn ra nhiều hướng; xếp vật cản và bao cát làm ụ chiến đấu ở các cầu thang lên gác. Trên đường Trần Quang Khải, ngã ba Hàng Thùng - Bạch Thái Bưởi - Hàng Tre, ta làm các baricát và xếp nhiều vật cản. Phía tây nam ta đào hào giao thông ra phố Hàng Tre để cơ động.

Từ sáng sớm ngày 6 tháng 2 năm 1947, địch dùng pháo bắn dữ dội vào nhà Xôva và khu vực xung quanh. Tiếp đó, hơn một đại đội địch có xe tăng, xe thiết giáp, phối hợp với quân ở nhà Giao thông công chính, nhà Bác Cổ, chia làm hai mũi theo đường Trần Quang Khải tiến đánh nhà Xôva. Mũi thứ nhất có khoảng 100 tên, rải quân trên đê sông Hồng, dùng hỏa lực chế áp và yểm trợ bộ binh vượt đường, đánh vào chính diện. Mũi thứ hai khoảng hơn một trung đội, có xe tăng dẫn đầu từ đường Trần Quang Khải đánh vào Kho Thuế quan.

Một bộ phận của Trung đội 2 tập kích, quấy rối địch ban đêm về muộn, phát hiện địch nên đã lợi dụng địa hình kín đáo, tiếp cần đánh vào bên sườn quân địch. Bị đánh bất ngờ thường vong một số địch phải lui ra xa, dùng pháo trên xe tăng phá. Một giờ sau, địch cho từng tốp có hỏa xe tăng vếm trở tiến đánh Kho Thuế quan lần thứ hai. Chờ dịch đến gần đế dùng chai cháy, lựu đạn đánh trả. Song quân địch đồng hà lực mạnh, ta phải lui quân về nhà Xôva.

Sau khi chiếm được kho Thuế quan dịch củng cố bàn đạp đánh sang nhà Xôva. Trong đợt tiến công thứ ba, chúng chia làm che mùi đồng thời tiến công. Mũi chính diện tiến công từ đê sông Hồng. Một mũi bám sát hè đường Trần Quang Khải đánh nào phía đông nam. Một mũi từ Kho Thuế quan đánh vào phía sau. Cả ba mũi đều có xe tăng yểm trợ bằng hỏa lực. Lợi dụng vị thế trên cao, ta dùng hỏa lực tiêu diệt địch.

images1072509-19-1412844407-660x0-1686846577.jpg
Suốt 2 tháng kìm chân quân Pháp, nhiều nơi ở Hà Nội đã bị phá hủy tan nát. Ảnh tư liệu

Số dịch vào gần - bị ta thả lựu đạn và chai cháy buộc phải lui ra xạ. Địch mong ăng cường lực lượng dùng xe tăng đúng ở ngã tư Hàng Tre - Sách Thái Bưởi bắn mạnh vào phía tây nam. Cửa sắt nhà Xôva sập, nhiều công sự chiến đấu bị phá vỡ, ta không giữ được tầng 1, phải lên gác cố thủ. Địch theo lối của sắt vào tầng 1, ta kiên quyết giữ cầu thang, dùng lựu đạn diệt nhiều địch. Cay cú trước thất bại, địch phun xăng đốt các vật cản ở cầu thang. Một bộ phận quân ta rút sang giữ Hàng Mắm, một bộ phận vẫn ở lại giữ nhà Xôva.

Nhận được báo cáo, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn nhanh chóng tổ chức phản kích trên cơ sở lực lượng của Đại đội 14 và tăng cường một trung đội của Đại đội 13, chia làm hai mũi. Mũi thứ nhất luồn đường xuyên tường bí mật tiếp cận, tiêu diệt địch ở của thông từ Hàng Mắm sang nhà Xôva. Mũi thứ hai theo đường xuyên tường qua phố Bắc Ninh (nay là phố Nguyễn Hữu Huân) rẽ sang Hàng Thùng đánh từ phía sau Kho Thuế Quan lên.

Quân ta đồng loạt ném lựu đạn, xung phong. Bị đánh đến ngờ, quân địch tại tầng 1 bỏ chạy theo dê và đường Trần Quang Khải, Hàng Tre về phía Bắc Cổ. Cùng lúc đó, lực lượng đặt chỗ được Đại đội 13 hợp tiến hành truy kích dịch, tiểu dệt thêm một số tên. Đến 17 giờ cùng ngày, trận đánh kết thúc làm tiêu diệt và làm bị thương khoảng 40 tên địch, phá hủy 1 xe tăng thiết giáp, 1 xe vận tải, thu 1 tiểu liên, 1 súng trường 2 hòm lựu đạn. Trận địa phòng ngự tại nhà Xôva tiếp tục được khôi phục. Cửa ngõ phía đông Liên khu 1 được giữ vững.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến

Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/nhin-lai-6-tran-phong-ngu-tieu-bieu-o-ha-noi-nhung-ngay-dau-nam-1947-phan-2-va-het-a11332.html