Trận phòng ngự ở Vĩnh Tuy
Một trong những trận phòng ngự khu vực nổi bật là trận phòng ngự ở Vĩnh Tuy diễn ra ngày 15 tháng 1 năm 1947. Mặc dù chính vào ngày này, Pháp đã thỏa thuận ngừng bắn để cho dân và ngoại kiều ở Liên khu 1 tản cư, nhưng Pháp vẫn đánh ra ngoại thành.
Chúng sử dụng 1.000 quân đánh chiếm vành đai từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở. Ở Liên khu 2 địch đã chiếm Đồn Thủy, Cảng Sông, Lò Lợn, Nhà Tiền, phố Lò Đúc,... Lực lượng đánh ra Vĩnh Tuy của địch gồm 1 đại đội, 2 xe thiết giáp, 15 xe tải chở quân. Về phía ta, từ ngày 1 tháng 12, Tiểu đoàn 77 đến thay Tiểu đoàn 56 giữ tuyến đê Bình Lao – Đại Cồ Việt, từ chốt Ba Hàng - Thanh Lương đến Ô Cầu Dền, Vân Hồ, Ngã Tư Vọng. Tại Vĩnh Tuy, ta có một trung đội Vệ quốc đoàn và một đại đội tự vệ.
Từ 4 giờ ngày 15 tháng 1 năm 1947, địch dùng một canô chở khoảng một trung đội tắt máy xuôi theo sông Hồng bí mật đổ quân lên ém sẵn ở bờ sông Vĩnh Tuy, nhưng ta không phát hiện được. Khoảng 5 giờ, địch bắn pháo cối vào khu vực nhà thương Vọng, Ô Cầu Dền, Ba Hàng đến Vĩnh Tuy. Sau đó, khoảng một đại đội địch có xe tăng, xe bọc thép hỗ trợ tiến công Vĩnh Tuy bằng hai đường; một đường từ Lò Lợn qua Lương Yên, một đường từ Ô Đông Mác xuống Thanh Lương.
Tại Thanh Nhàn và Lương Yên, ta chặn đánh địch rất quyết liệt, diệt khoảng 20 tên, thu 4 súng trường. Địch buộc phải lui về Lò Lợn vào Đông Mác. Trong khi củng cố lại lực lượng địch dùng máy bay đến hiệu chỉnh cho pháo bắn vào các vị trí nghi có quân ta bố trí. Tới 9 giờ, địch tiếp tục mở đợt tiến công mới bằng một mũi có xe tăng, xe thiết giáp dẫn đầu đánh vào chiến lũy Ba Hàng. Số quân ém sẵn bất ngờ tiến công vào một trung đội của Tiểu đoàn 212 đóng giữ Vĩnh Tuy.
Một bộ phận khác của địch từ Lạc Trung đánh xuống, bị tự vệ và bộ đội ta chặn đánh quyết liệt. Địch với hỏa lực mạnh, địa hình lại trống trải, nên ta phải rút về Thanh Trì, Nam Dư; một bộ phận rút về chợ Mơ cùng với các đơn vị của Tiểu đoàn 77 tiếp tục chặn đánh địch.
Trận phòng ngự ở Nam Dư Hạ
Một trận khác tiêu biểu là ở ngoại thành là trận phòng ngự ở Nam Dư Hạ, diễn ra 1 ngày 18 tháng 1 năm 1947. Hai thôn Nam Dư Thượng, Nam Dư Hạ lúc này thuộc huyện Thanh Trì, nằm ở phía đông nam tỉnh Hà Đông giáp, với thôn Thanh Trì và thôn Vĩnh Tuy của Hà Nội. Sau khi chiếm được vành đai Vĩnh Tuy, ngã tư Trung Hiền và Ngã Tư Vọng dịch tiếp tục tiến đánh hòng đẩy ta xa hơn.
Phát hiện ta chuyển hai khẩu pháo từ Thổ Khối sang bố trí ở Nam Dư Hạ và Yên Duyên cùng vị trí chỉ huy của Tiểu đoàn 212 ở đây, địch cho 250 quân, 20 xe quân sự trong đó có 2 xe tăng và 2 canô tiến công cả đường thủy và đường bộ. Về phía ta, tại Nam Dư Thượng và Nam Dư Hạ, mỗi thôn có một đại đội của Tiểu đoàn 212. Vũ khí có 2 khẩu pháo 37 ly, bố trí một khẩu trên đê Nam Dư Hạ, một khẩu ở đê Yên Duyên. Tự vệ mỗi thôn có một trung đội, vũ khí thiếu.
Từ mờ sáng 18 tháng 1 năm 1947, lợi dụng đêm tối, địch từ Lò Lợn theo hai đường thủy, bộ tiến qua Vĩnh Tuy đánh úp bất ngờ ta ở Nam Dư Hạ. Cánh quân bộ có hai xe tăng dẫn đầu khi qua làng Thanh Trì bị dân quân ở đây chặn đánh. Tiếp đó, một đại đội của Tiểu đoàn 212 đóng ở Nam Dư Thượng cùng dân quân tự vệ dựa vào địa hình, địa vật và cộng sự đã chặn đánh địch quyết liệt.
Địch dùng pháo của xe tăng đứng trên để bắn vào làng chi viện cho bộ binh xung phong, nhưng không vào được làng. Đến 14 giờ, địch chia thành hai mũi theo đường làng để tiến xuống Nam Dư Hạ. Một đại đội của ta ở đây cùng tự vệ chuẩn bị sẵn sàng chặn đánh địch. Khi xe tăng địch vòng xuống để vượt qua ụ chắn, khẩu pháo 37 ly của ta đặt trên đê đã hạ nòng ngắm bắn trực tiếp làm cho một xe tăng địch bốc cháy.
Dưới sông, địch dùng hai canô chở trung đội đổ quân lên đánh tập hậu. Khẩu pháo thứ hai của ta đặt trên để Yên Duyên đã linh hoạt chuyển xuống bãi ngô sát nước để đánh canô địch. Địch chưa kịp đổ quân lên bãi thì một canô đã bị bắn chìm, trung đội địch trên canô bị tiêu diệt. Chiếc còn lại quay đầu chạy. Bị thiệt hại nặng mà không diệt được lực lượng của ta nên địch phải rút về Vĩnh Tuy. Trận đánh kết thúc, ta tiêu diệt 50 tên địch, phá một xe tăng, bắn chìm một canô.
Trận phòng ngự ở Xuân Tảo – Trích Sài
Trận phòng ngự ở Xuân Tảo – Trích Sài và Tứ Tổng, Nhật Tiên ngày 25 tháng 1 năm 1947 là một trận phòng ngự khu vực tiêu biểu trong đánh địch nống ra ngoại thành. Đây là vùng làng mạc ở phía Tây của hồ Tây, đoạn vành đai ngoại thành cuối cùng mà ta còn kiểm soát. Vùng này có con đường lớn từ Nhật Tân xuống Bưởi, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, ngoài ra còn có đường làng đường liên thôn. Trên các đường xe tăng, xe cơ giới địch đều có thể cơ động.
Sau khi chiếm Cầu Giấy và Bưởi, dịch tập trung khoảng 500 quân, 30 xe tăng, xe cơ giới và 4 canô tiến công vào Xuân Tảo, Trích Sài và Nhật Tân. Ngoài lực lượng tiến công trên bộ, địch còn dùng máy bay chi viện hỏa lực. Nhưng trước đó, do phán đoán đúng ý đồ của địch nên Bộ Tư lệnh tiến phương Hà Nội đã điều chỉnh lại lực lượng, tổ chức thể trận đánh địch. Tiểu đoàn 145 sử dụng một đại đội đang ở Tứ Tổng cơ động về Nhật Tân, một đại đội khác bố trí ở Trích Sài, Xuân Táo, Cổ Nhuế, mỗi nơi có một trung đội.
Lúc 5 giờ ngày 25 tháng 1 năm 1947, một đại đội địch khoảng 100 tên có xe tăng từ Nghĩa Đô, Bưởi đánh vào Xuân Tào, kết hợp với một mũi khác dùng canô chở 50 bộ binh vượt hồ Tây đổ bộ lên Trích Sài. Tại Xuân Tào, ta vừa đánh vừa rút lên Đông Khu. Tại Trích Sài, một trung đội của ta chặn đánh rất quyết liệt, sau đó lui quân lên Cáo Đỉnh. Khi địch vào Xuân Tảo, trung đội ở Đông Khu phối hợp với trung đội ở Cáo Đỉnh phản kích từ hai đầu làng khép lại, khiến chúng phải tháo chạy. Tuy sau đó do địch quá mạnh nên ta không giữ được Xuân Tảo, phải lui về Cáo Đỉnh.
Tại hướng Tứ Tổng - Nhật Tân, một cánh quân địch có xử có xe tăng, xe bọc thép dẫn đầu từ Yên Phụ đánh vào Tứ Tổng. Một cánh khác dùng canô đổ bộ 150 quân lên bãi sông Hồng chiếm đóng và khống chế phía bắc làng Nhật Tân. Về phía ta, một đại đội của Tiểu đoàn 145 bị địch bao vây bất ngờ song đã dựa vào từng căn nhà góc vườn để đánh địch. Đến 10 giờ, do địch đông, ta không trụ lại được, vừa đánh vừa phá vây để rút về Nhật Tân. Địch tổ chức một lực lượng quay lại chặn đường rút của đơn vị từ Tứ Tổng về Nhật Tân.
Cùng thời gian đó, mũi đổi bộ bằng canô của địch đã hiệp lực cùng mũi từ Tứ Tổng vào chiếm Nhật Tân và mũi từ Xuân Tảo đánh lên. Một đơn vị trong Nhật Tân đánh chặn quyết liệt, nhưng không chống lại được ba mũi tiến công của địch, buộc phải phá vây rút về Phú Gia. Địch chiếm được Tứ Tổng - Nhật Tân và vành đai cuối cùng ở ngoại thành. Song trong trận đánh ác liệt này, ta đã tiêu diệt được 140 tên địch, chủ yếu ở Xuân Tảo - Trích Sài.
Trận phòng ngự thôn Cam
Trận phòng ngự thôn Cam ngày 8 tháng 2 năm 1947 là một trong những trận phòng ngự khu vực nổi bật của làng kháng chiến. Thôn Cam thuộc xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm (khi đó thuộc Bắc Ninh), cách sân bay Gia Lâm hơn 4km về phía Bắc. Từ đường 5 vào thôn là con đường đất hẹp, một bên có hồ nước. một bên là ruộng nước, xe cơ giới không đi lại được. Phía đông nam có một số gò đống cao, tiện triển khai lực lượng chiến đấu.
Những ngày cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm 1947, để rảnh tay tập trung đánh phá Liên khu 1, địch chủ trương bình định các vùng lân cận. Việc bảo vệ sân bay và đường 5 là việc sinh tử của địch nên tất cả các xã phía nam sông Đuống thuộc Gia Lâm đều nằm trong kế hoạch bình định của chúng. Ngày 27 tháng 1, địch đánh thông đường 5, đưa viện binh từ Hải Phòng lên Hà Nội. Ngay chiều hôm đó, chúng tổ chức càn quét các xã Nam sông Đuống. Tại Gia Lâm, địch đánh chiếm các thôn gần sân bay trong đó có thôn Cam.
Tù đầu tháng 12 năm 1946, thôn Cam đã xây dựng được làng kháng chiến. Dựa vào lũy tre rất dày, đường làng, hồ ao nhiều, tự vệ và nhân dân đã đào hào, đắp lũy, làm ụ chiến đấu phía trong thôn, làm hầm tránh đạn, hầm bí mật và nhiều cổng sập tre gai có lối đi bí mật cho dân. Một thị trấn đánh giặc đã được hình thành, mặc dù thời kỳ này ta chưa có nhiều kinh nghiệm về xây dựng làng chiến đấu.
Tại thôn Cam có một trung đội bộ đội địa phương huyện và một trung đội tự vệ được trang bị 1 trung liên, 14 súng trường, 5 quả lựu đạn, còn lại là giáo, mác, dao, kiếm. Thực hiện nhiệm vụ đánh giặc bảo vệ làng, bộ đội và tự vệ đã thống nhất kế hoạch tác chiến, phân công trách nhiệm rõ ràng, mọi người dân cũng hăng hái tình nguyện tham gia đánh giặc giữ làng. Ngày 27 tháng 1, quân dân thôn Cam đã chặn đánh một tốp xe địch đi càn về, giải thoát 30 cán bộ và du kích của hai xã Giang Biên, Hội Xá. Ngay chiều hôm đó, địch đánh vào làng. Ta đánh trả, giết một tên quan hai và bốn lính Pháp, thu bốn súng. Trận chiến đấu thắng lợi giúp cho ta thêm nhiều kinh nghiệm đánh giặc giữ làng.
Đến 4 giờ ngày 8 tháng 2 năm 1947, pháo binh địch bắn dữ dội vào làng. Trong khi đó, khoảng gần một trung đoàn bộ binh địch có 10 xe tăng, xe thiết giáp và một số canô chia làm hai hướng tiến công. Hướng thứ yếu của địch tiến theo phía sông Đuống có khoảng một đại đội dùng canô đổ quân lên để dùng hai trọng liên 12 ly 7 đặt ở trên hai xe jeep trên đê để khống chế thôn Vàng, Hội, Lời, Lờ và chặn các ngả ra vào thôn Cam từ hướng Bắc. Hướng chủ yếu của địch là từ đường 5 đánh vào chính diện hơn. Xe tăng địch dàn trên đường 5 dùng hỏa lực chi viện cho bộ binh tiến vào từ hai hướng Tây và Tây Nam. Chúng tách một bộ phận qua Ấp Bình, đánh chiếm một số gò cao về phía Đông Nam để đặt trung liên chặn sườn Đông và chi viện cho bộ binh.
Như vậy, địch đã thực hiện được việc bao vây thôn trước khi tiến công. Tuy nhiên, suốt giai đoạn pháo dịch bản chuẩn bị, tà không nổ súng, Bộ đội và tự vệ chở dịch đến sát lũy tre mỗi năm lựu đạn và bắn mãnh liệt. Địch bị đánh bất ngờ và thương vong một số Nhiều lần như vậy, chúng vẫn không vào được hàng. buộc phải rút ra xa, tiếp tục dùng pháo binh, súng cối trọng liên bắn như dội đạn vào làng.
Đến chiều, bốn máy bay địch từ sân bay Gia Lâm đến liên tục dội bom, bắn phá. Nhà cửa đồ, cháy, công sự, hầm hào bị sập; Các lũy tre bị phá vỡ nhiều chỗ. Địch lợi dụng lũy tre bị thủng vào làng theo hai mũi. Một mũi từ phía Tây, nơi tiếp giáp với làng Vàng. Mũi chủ yếu là hướng Nam, tách ra một bộ phận vừa sục sạo vừa tiến sang xóm Đông. Về phía ta, dựa vào đường ngang ngõ tắt, bờ ao, bụi tre, từng tổ, từng người kiến quyết chặn địch.
Khi hết đạn và lựu đạn, một bộ phận bộ đội và du kích rút ra phía Đông sang Tô Khê - Đặng Xá. Địch vây chặt quân ta ở khu đề kháng cuối cùng giữa làng. Lực lượng tự, vệ bộ đội và nhân dân đã anh dũng dùng dao, liềm, gậy gộc, cuốc, thuổng đánh địch, diệt và làm bị thương nhiều tên. Với thế áp đảo, địch tràn vào làng lùng sục bắn giết, đốt hơn trăm nóc nhà đình, chùa, miếu mạo.
Trước tình hình ngày càng ác liệt, đại đội bộ đội địa phương ở Tô Khê được điều đến chi viện cho lực lượng đang chiến đấu ở thôn Cam. Nhưng hỏa lực trên đê và máy bay của địch bắn chặn ác liệt, ta không tiến được. Đến tối trận đánh kết thúc. Địch buộc phải rút quân với cái giá phải trả là 40 tên bị chết và bị thương.
Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến
Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/nhin-lai-6-tran-phong-ngu-tieu-bieu-o-ha-noi-nhung-ngay-dau-nam-1947-phan-1-a11331.html