Rực rỡ sắc màu tại Lễ hội đường phố “Quê hương mùa Sen nở” ở Nghệ An

Tối ngày 15/05 vừa qua, tại phố đi bộ Hồ Tùng Mậu - Thành phố Vinh - Nghệ An đã diễn ra Lễ hội đường phố “Quê hương mùa sen nở”. Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội làng Sen nhân Kỷ niệm 155 năm năm sinh bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh (1868-2023), 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023)

anh-1-1684207098.jpg
Toàn cảnh Lễ hội đường phố “Quê hương mùa sen nở”

Đây là một hoạt động văn hoá cộng đồng có quy mô lớn, đa dạng các sắc màu, giới thiệu đầy đủ các bản sắc của Nghệ An – vùng đất địa linh nhân kiệt. Hoạt động này được xem như "một món ăn tinh thần" cùng với cách tổ chức mới lạ, độc đáo lần đầu tiên tại Thành phố Vinh được lồng ghép đưa vào khuôn khổ của Lễ hội Làng Sen, góp phần tạo thêm điểm nhấn hấp dẫn thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương; đồng thời vừa là một sân chơi bổ ích, giao lưu văn hoá vừa cổ vũ, tuyên truyền, lan toả tôn vinh Lễ hội Làng Sen năm 2023, cũng như bày tỏ lòng thành lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu. 

anh-2-1-1684207144.jpg
Các đại biểu tham dự lễ hội

Tham dự Lễ hội có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Nam Đình - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đồng chí Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam - tỉnh Nghệ An; các đồng chí Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đồng chí Võ Văn Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, đại diện các ban, ngành, đoàn thể cùng đông đảo nhân dân, du khách gần xa.

anh-3-1-1684207195.jpg
"Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phát biểu tại buổi lễ"

Vùng đất Nghệ An từ bao đời vốn là cái nôi sản sinh ra nhiều nét đẹp văn hoá, tạo nên một vùng văn hoá đặc sắc và đa dạng với 6 anh em dân tộc cùng sinh sống. Nghệ An hôm nay đã đổi mới, hội nhập nhưng vẫn mang trong mình một kho tàng di sản văn hoá vô cùng phong phú, đặc sắc, trong đó Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là 1 trong 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam vinh dự được UNESCO ghi danh.

anh-4-1-1684207254.jpg
Hơn 900 nghệ sĩ, diễn viên đến từ các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống tỉnh Nghệ An, Đoàn Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa và các nhóm nhảy thành phố Vinh tham gia lễ hội

Tại lễ hội đường phố lần này, có sự tham gia của hơn 900 nghệ sĩ, diễn viên đến từ các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống tỉnh Nghệ An, Đoàn Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa và các nhóm nhảy thành phố Vinh. Lễ hội được diễn ra gồm 3 phần: Phần 1: “Lung linh hồn quê xứ Nghệ”, Phần 2: “Hương Sen hội tụ”, Phần 3: “Sắc màu văn hóa”.

anh-5-1-1684207310.jpg
Tiết mục trò Xuân Phả đến từ Đoàn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa. Trò Xuân Phả được hình thành và phát triển hơn 1.000 năm, đây là một hình thức diễn xướng dân gian đặc sắc và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
anh-6-1-1684207355.jpg
Tái hiện Lễ Xăng Khan của đồng bào dân tộc Thái, bắt nguồn từ nghi lễ cúng tổ tiên của thầy Mo. Ở đó, thầy Mo làm cầu nối giữa con người với Thần Linh Lễ Xăng Khan của người Thái đã được Bộ Văn Hóa, thể thao và du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2017
anh-7-1-1684207409.jpg
Tục “Chạy ói” là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Đền Cờn, cầu mong sức khỏe, mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang…
anh-8-1-1684207453.jpg
Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, di sản văn hoá tiêu biểu, độc đáo của nhiều vùng miền dân tộc được trình diễn trong đêm lễ hội
anh-9-1684207576.jpg
anh-10-1684207576.jpg
anh-11-1684207576.jpg
anh-12-1684207576.jpg
anh-13-1684207576.jpg
anh-14-1684207576.jpg
anh-15-1684207576.jpg
Lãnh đạo Tỉnh tuyên dương các đoàn nghệ thuật quần chúng tham gia lễ hội

Thông qua lễ hội, khán giả và du khách sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về các loại hình nghệ thuật truyền thống như trình diễn trò diễn Xuân Phả của tỉnh Thanh Hóa, Diễn Tuồng, múa khèn Mông, rước kiệu bay, diễn xướng dân ca Ví Giặm, trình diễn nghi thức Lễ Xăng khan dân tộc Thái, lễ đón tiếng sấm đầu năm của đồng bào Ơ Đu,… Đồng thời, qua đó cũng góp phần bảo tồn, gìn giữ những giá trị tốt đẹp của các lễ hội, nghi lễ cũng như các hình thức diễn xướng dân gian./

Tuấn Anh

Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/ruc-ro-sac-mau-tai-le-hoi-duong-pho-que-huong-mua-sen-no-o-nghe-an-a10874.html